Những tài sản nào thì bắt buộc phải thực hiện thông qua hình thức đấu giá?

Chủ đề   RSS   
  • #612777 14/06/2024

    Thuha0103

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:19/04/2024
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những tài sản nào thì bắt buộc phải thực hiện thông qua hình thức đấu giá?

    Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản mà trong đó có từ 02 người trở lên tham gia đấu giá tài sản theo các nguyên tắc, trình tự và thủ tục đấu giá tài sản được quy định. Như vậy, đối với tài sản nào thì bắt buộc phải thông qua hình thức bán đấu giá?

    1. Những tài sản nào thì bắt buộc phải thực hiện thông qua hình thức đấu giá?

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về các tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

    - Tài sản nhà nước;

    - Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân;

    - Quyền sử dụng đất;

    - Tài sản bảo đảm;

    - Tài sản thi hành án;

    - Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án;

    - Hàng dự trữ quốc gia;

    - Tài sản cố định của doanh nghiệp;

    - Tài sản của những doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;

    - Hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng hạ tầng đường bộ;

    - Quyền khai thác khoáng sản;

    - Quyền sử dụng, sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

    - Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;

    - Nợ xấu và tài sản bảo đảm của tổ chức có 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu được Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;

    - Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán đấu giá.

    Ngoài ra các cá nhân, tổ chức có thể tự nguyện lựa chọn bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu của mình.

    2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu giá

    Căn cứ Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 thay thế bởi Điểm b Khoản 10 Điều 73 Luật Giá 2023 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu giá bao gồm:

    - Đối với đấu giá viên:

    + Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;

    + Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;

    + Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

    + Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;

    + Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

    + Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

    - Đối với tổ chức đấu giá tài sản:

    + Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;

    + Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

    + Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;

    + Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;

    + Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;

    + Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

    - Đối với Hội đồng đấu giá:

    + Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

    + Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;

    + Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;

    + Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

    - Đối với người có tài sản đấu giá:

    + Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

    + Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;

     + Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

    - Đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác:

    + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;

    + Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;

    + Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;

    + Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;

    + Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

    Lưu ý: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

    Như vậy, khi tham gia hoạt động đấu giá, cần nghiêm khắc thực hiện quy định về đấu giá, không vi phạm những hành vi nghiêm cấm như trên sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

     
     
    81 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận