Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính

Chủ đề   RSS   
  • #453663 17/05/2017

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính

    Đến nay, vấn đề Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, kết hôn đồng tính... đã được pháp luật nước ta thừa nhận và luật hóa.

    Đây là điều vui mừng cho công đồng LGBT cũng như toàn xã hội.  Bởi quyền được sống thật với giới tính của mình, được xã hội công nhận, đối xử công bằng, văn minh cũng là quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo vệ. 

    - Điều 14: "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật"

    - Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội."

    • Tiếp đến, lần đầu tiên Bộ luật Dân Sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã chính thức thừa nhận quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, người xác định lại giới tính tại:

    Điều 36: "Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

    Điều 37: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

    Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 dừng lại ở quyền nhân thân để xác định tư cách của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự, tạo sự minh bạch về quyền nhân thân, tài sản, giao dịch,... trong các quan hệ dân sự.

    Tuy nhiên, điều này cũng là bước đi lớn của pháp luât nhằm tạo rào pháp lý ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với người chuyển giới, bảo đảm cho họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác.

    • Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về Xác định lại giới tính. Trong đó, nổi bật nhất là việc xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4. Điển hình: Cấm "Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính".

    Điểm c Khoản 2 Điều 3: Xác định lại giới tính được ghi vào Sổ Hộ tịch theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khoản 3 điều 36 quy định: Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Đã bỏ quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" ở Luật năm 2000. Thay vào đó là quy định “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" tại Khoản 2 Điều 8.

    Như vậy, Luật không cấm nhưng cũng không công nhận kết hôn đồng giới. Những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi phát sinh tranh chấp.

    Khoản 4 Điều 18: "Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng: a) Người đồng tính, người chuyển giới."

    Tuy còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ chưa giải quyết, nhưng thực tế Pháp luật đã và đang dần hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, đồng giới. Đặc biệt, trong tương lai gần, nước ta sẽ có Luật chuyển đổi giới tính nhằm bảo vệ toàn diện cho người chuyển đổi giới tính.

     
    15709 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453678   17/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Bài viết rất hay và hữu ích, luật chuyển đổi giới tính chắc chắn sẽ sớm được ban hành để phù hợp với những quan hệ xã hội mới phát sinh. Bên cạnh đó luật hôn nhân gia đình cũng sẽ công nhận quan hệ hôn nhân cùng giới để đảm bảo tính công bằng được quy định trong Hiến pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #453685   17/05/2017

    TTTGPLDAKLAK
    TTTGPLDAKLAK

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong là sớm sớm hoàn thiện hơn nữa. 

    Vì dù sao  đây mới là bước đi đầu, hơi trung dung. Chưa thực sự đứng ra công nhận thẳng thắn. :> Làm lẹ cho mấy "chị, em" được bảo vệ cũng như có sự đãi ngộ công bằng như tất cả những người mang giới tính thông thường khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #453693   17/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    thuychichu viết:

    Điều 36: "Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

    Điều 37: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

    Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 dừng lại ở quyền nhân thân để xác định tư cách của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự, tạo sự minh bạch về quyền nhân thân, tài sản, giao dịch,... trong các quan hệ dân sự.

    Tuy nhiên, điều này cũng là bước đi lớn của pháp luât nhằm tạo rào pháp lý ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với người chuyển giới, bảo đảm cho họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác.

    • Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về Xác định lại giới tính. Trong đó, nổi bật nhất là việc xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4. Điển hình: Cấm "Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính".

    Bạn thuychichu cần phải phân biệt giữa "Chuyển đổi giới tính""Xác định lại giới tính" nhé! Việc xác định lại giới tính đã đựơc thừa nhận từ lâu rồi, ngay tại Bộ luật dân sự 2005 cũng đã có đề cập, còn chuyển đổi giới tính là một quy định mới mẻ, chỉ có từ khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời.

    Để hiểu sự khác biệt, bạn có thể xem tại đây

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    thuychichu (17/05/2017) GHLAW (18/05/2017)
  • #454175   22/05/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    shin_butchi viết:

     

    thuychichu viết:

     

    Điều 36: "Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

    Điều 37: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

    Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 dừng lại ở quyền nhân thân để xác định tư cách của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự, tạo sự minh bạch về quyền nhân thân, tài sản, giao dịch,... trong các quan hệ dân sự.

    Tuy nhiên, điều này cũng là bước đi lớn của pháp luât nhằm tạo rào pháp lý ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với người chuyển giới, bảo đảm cho họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác.

    • Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về Xác định lại giới tính. Trong đó, nổi bật nhất là việc xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4. Điển hình: Cấm "Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính".

     

     

    Bạn thuychichu cần phải phân biệt giữa "Chuyển đổi giới tính""Xác định lại giới tính" nhé! Việc xác định lại giới tính đã đựơc thừa nhận từ lâu rồi, ngay tại Bộ luật dân sự 2005 cũng đã có đề cập, còn chuyển đổi giới tính là một quy định mới mẻ, chỉ có từ khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời.

    Để hiểu sự khác biệt, bạn có thể xem tại đây

    Rất cảm ơn góp ý của bạn Shin_butchi ^^ Mình có biết sự khác nhau hoàn toàn giữa Chuyển đổi giới tính và Xác định lại giới tính. Tuy nhiên còn nhầm lẫn và chưa tìm hiểu rõ quy định của Bộ luật Dân sự 2005 đã sớm ghi nhận việc Xác định lại giới tính. Mình rất ghi nhận và cảm ơn vì bài viết phân biệt 2 thuật ngữ này của bạn. :D

     
    Báo quản trị |  
  • #453938   19/05/2017

    Cảm ơn bạn, bài viết rất hữu ích. Hiện nay người thuộc "giới tính thứ ba" đang rất khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Việc công nhận và xác nhận lại giới tính nhằm đảm bảo quyền lợi, sự bình đẳng không phân biệt giới tính, từ đó nêu cao quyền con người như hiến pháp 2013 đề cập.

     
    Báo quản trị |  
  • #454010   20/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Có thể nói rằng pháp luật cũng đã có những đổi mới để phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Những quy định này ra đời giúp cho những người áp dụng luật không còn lúng túng khi gặp những trường hợp người tham gia tố tụng là người đồng tính hay chuyển giới. Cũng tạo điều kiện để họ được sống với đúng giới tính của mình trong cuộc sống và trên pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #454033   21/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Hy vọng rắng pháp luật về người chuyển giới sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, để những người chuyển giới được pháp luật bảo vệ và được sống như những người bình thường.

    Tuy nhiên, trong thực tế lại có rất nhiều trường hợp phát hiện ra giới tính thật của mình nhưng lại chưa thực hiện xác định lại giới tính trên giấy tờ. Đối với những trường hợp như vậy, thiết nghĩ rằng cũng rất cần có môi trường và hành lang pháp lý bảo vệ những người như vậy. 

     
    Báo quản trị |