Những kỹ năng tuyệt vời mà bạn sẽ có được sau khi học luật

Chủ đề   RSS   
  • #431398 21/07/2016

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Những kỹ năng tuyệt vời mà bạn sẽ có được sau khi học luật

    Tại Việt Nam, một sinh viên khi chọn học ngành luật sẽ phải trải qua ít nhất 04 năm ngồi trong giảng đường đại học, trải qua bao nhiêu buổi học, bao nhiêu kỳ thi, phải đọc biết bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu văn bản luật, bao nhiêu buổi thảo luận… Để kết quả cuối cùng là nhân trên tay tấm Bằng Tốt nghiệp Cử nhân Luật.

     


    http://www.youtube.com/watch?v=nZXM66P7p18

    Vậy trải qua quãng thời gian đó, những Cử nhân luật sẽ thu được những gì?

    - Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý;

    - Biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;

    - Kỹ năng nghiên cứu và lập luận, phân tích luật;

    - Có khả năng tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới và thực tiễn áp dụng;

    - Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành

    - Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo; cũng như kỹ năng làm việc nhóm;

    - Có khả năng giao tiếp, trình bày và truyền thông;

    - Có khả năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu;

    - Có kỹ năng viết và trình bày rõ ràng một vấn đề, làm báo cáo một cách thuần thục.

    Tham khảo hcmulaw.vn

    Cập nhật bởi danusa ngày 21/07/2016 09:33:48 SA Cập nhật bởi danusa ngày 21/07/2016 09:26:06 SA
     
    14720 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431403   21/07/2016

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Kiến thức sẽ tăng lên đáng kể sau khi bạn tốt nghiệp trường luật

    Bỏ công dùi mài sách vở, và mòn biết bao nhiêu đủn quần trên ghế giảng đường, lượng kiến thức mà bạn nhận được phải gọi là cực kỳ đồ sộ.

    Dân Luật ta có câu: "Người học luật gì cũng biết nhưng không biết gì" là vì thế

    - Có hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lê-nin; Đường lối cách mạng Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;

    -Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Luật học như Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học;

    -Nắm vững kiến thức chung về pháp luật, bao gồm:

    + Kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam;

    + Kiến thức về các lĩnh vực pháp luật thương mại: chủ thể kinh doanh, thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại, đất đai, môi trường, ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, thuế;

    + Kiến thức về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự: quyền sở hữu, tài sản, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thủ tục giải quyết việc dân sự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, thi hành án dân sự; pháp luật lao động và pháp luật về hôn nhân gia đình;

    + Kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự;

    + Kiến thức cơ bản về pháp luật hành chính và luật tố tụng hành chính; về thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo; về luật sư và công chứng; thừa phát lại; về công vụ, cán bộ, công chức; lương và chế độ đãi ngộ của cán bộ, công chức; về trách nhiệm bồi thường nhà nước; về trách nhiệm hành chính;

    + Có kiến thức về pháp luật quốc tế; tư pháp quốc tế; luật thương mại quốc tế; Luật so sánh và các kiến thức pháp lý liên quan đến hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa, ngoại giao.

    -   Đạt được trình độ tiếng Anh cơ bản ít nhất là 450 điểm TOEIC.

    -    Có kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng thành thạo đủ để phục vụ cho công tác chuyên môn       (Window, Word, Excel, Powerpoint, Access).

     

    Cập nhật bởi danusa ngày 21/07/2016 09:32:49 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #431404   21/07/2016

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Sau khi nhận được tấm bằng Cử nhân luật, bạn có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào. Từ nơi bạn thích, đến nơi bố mẹ thích hay thậm chỉ cả nơi mà người khác thích.(đùa tí cho vui )

    1. Tại tất cả các cơ quan nhà nước:

    - Trong các cơ quan chính quyền các cấp, gồm các cơ quan trung ương và địa phương như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ban ngành địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng chế độ, chính sách, pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, bảo đảm dịch vụ công, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;cơ quan Công an, cơ quan Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Biên phòng, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; cán bộ trong các bộ phận phụ trách về tổ chức - nhân sự trong các cơ quan, tổ chức; Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính, đất đai, môi trường...

    - Trong các cơ quan tư pháp như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án.

    2. Trong các tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý: văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trọng tài thương mại...của Việt Nam và nước ngoài;

    3. Công tác tại các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội: các cơ quan Đảng các cấp và tổ chức chính trị - xã hội; công tác tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ chức quốc tế phi chính phủ ở các nước và đặc biệt tại Việt Nam (đảm nhiệm các công  việc  liên quan đến các lĩnh vực của công pháp quốc tế)....

    4. Làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò: chuyên gia tư vấn pháp luật, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài, tư vấn và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa….cho doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài và cho doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, tư vấn để giải quyết các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài.

    5.  Đảm nhận công tác giảng dạy: tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (các viện nghiên cứu; giảng dạy về pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và Phổ thông, ..)

    6. Trong các cơ quan nghiên cứu: với tư cách là nghiên cứu viên, đặc biệt là trong các viện nghiên cứu quản lý nhà nước, các cơ sở nghiên cứu về hành chính - chính trị.

     

    Cập nhật bởi danusa ngày 21/07/2016 09:33:17 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #431662   24/07/2016

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Học luật trên lý thuyết là vậy nhưng phần lớn sinh viên ra chỉ được 1/6 là cao

     
    Báo quản trị |