Những đối tượng nào có quyền kiểm tra về PCCC?

Chủ đề   RSS   
  • #598870 21/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Những đối tượng nào có quyền kiểm tra về PCCC?

    Hiện nay, tại các cơ sở kinh doanh, khu dân cư đang bắt đầu vào mùa cao điểm của các tháng hè với thời tiết nắng nóng dễ xảy ra cháy nổ nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn về PCCC.  
     
    Do đó, các cơ sở kinh doanh sẽ được các cơ quan chuyên ngành kiểm tra để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn PCCC, vậy những đối tượng nào được quyền kiểm tra về PCCC?
     
    nhung-doi-tuong-nao-co-quyen-kiem-tra-ve-pccc?
     
    1. Đối tượng kiểm tra an toàn PCCC
     
    Cụ thể tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định những đối tượng sau đây sẽ được kiểm tra an toàn về PCCC:
     
    - Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC.
     
    - Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
     
    - Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.
     
    - Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC.
     
    Theo đó, có 04 đối tượng được kiểm tra PCCC là cơ sở đại diện quản lý PCCC, cơ sở dịch vụ PCCC, công trình xây dựng cần kiểm tra PCCC và khu vực, phương tiện của người dân nhằm đảm bảo an toàn cháy nổ.
     
    2. Những ai được quyền kiểm tra PCCC?
     
    Những đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành theo 03 hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
     
    Thứ nhất, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình.
     
    Thứ hai, người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC thường xuyên.
     
    Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
     
    Thứ ba, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
     
    Thứ tư, Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quản lý của mình.
     
    Thứ năm, cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
     
    Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC và các cơ sở còn lại.
     
    Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng.
     
    3. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC
     
    Một đối tượng đặc biệt cần được kiểm tra thường xuyên trong công tác PCCC đó là kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC. Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được tiến hành theo hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể:
     
    Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của cơ sở.
     
    Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động PCCC để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. 
     
    Khi phát hiện vi phạm, lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu PC35).
     
    Như vậy, về thẩm quyền kiểm tra, xử phạt về công tác PCCC sẽ do Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan công an có thẩm quyền xử phạt thuộc phạm vi. Ngoài ra, chủ phương tiện xe cơ giới và người đứng đầu các cơ sở công trình tự thực hiện theo kiểm định PCCC đúng quy định.
     
    1757 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận