Những điều kiện cần thiết để được áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #477313 05/12/2017

    Những điều kiện cần thiết để được áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp

    Để được áp dụng thủ tục phục hồi, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể nhất định. Sau đây, bài viết xin để cập đến một số điều kiện cần thiết để áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp (theo quy định của Luật phá sản 2014):

    1. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ (HNCN) hợp lệ:

    - Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia.

    - Phải có chủ nợ tham gia đại diện cho cho ít nhất 51%  số nợ không có bảo đảm. Để nâng cao hiệu quả của HNCN thì pháp luật có quy  định chủ nợ không tham gia HNCN nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức HNCN thì được coi là chủ nợ có tham gia hội nghị, văn bản gởi Tòa án phải ghi rõ nội dung:

    + Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu DN, HTX, không mất khả năng thanh toán.

    + Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh.

    + Tuyên bố phá sản.

    2. Điều kiện thông qua nghị quyết:

    Nghị quyết của HNCN chỉ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65%  tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành và nghị quyết có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả chủ nợ, sau khi HNCN biểu quyết đồng thuận việc áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán thì:

    - Trong vòng 30 ngày DN, HTX  phải lập xong phương án để gửi cho các Thẩm phán, Chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì chủ nợ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải gửi ý kiến cho DN, HTX mất khả năng thanh toán để hoàn thiện  phương  án phục hồi  hoạt động kinh doanh, ngay sau khi  phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đã có ý kiến bổ sung, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo cho Thẩm phán.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phải xem xét trước khi đưa ra  HNCN xem xét, biểu quyết thông qua.

    Tóm lại, để áp dụng thủ tục phục hồi DN, HTX thì :

    - HNCN lần thứ nhất tổ chức thành, HNCN sẽ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện về số chủ nợ hay Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham gia; Thẩm phán phải lập biên bản, ghi ý kiến, thông báo cho các người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn HNCN, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn HNCN; Thẩm phán phải triệu tập lại HNCN và nếu lần triệu tập tiếp theo vẫn không đáp ứng được tiêu chí số người đại diện và thành phần tham dự thì xem như  HNCN lần thứ nhất không thành Thẩm phán sẽ quyết định thanh lý trong những trường hợp quy định tại Điều 79 LPS 2014.

    - HNCN lần thứ nhất phải thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch và thời hạn thanh toán cho các chủ nợ.

    - DN, HTX mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

    - Thời hạn để HNCN thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là 55 ngày kể từ  HNCN thông qua  nghị quyết để áp dụng thủ tục phục hồi .

    Lưu ý: Mặc dù  HNCN lần thứ  nhất đã đồng ý thông qua giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh và kế hoạch thanh toán nợ, nhưng vẫn chưa chắc DN, HTX mất khả năng thanh toán sẽ thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trên thực tế, bởi vì nếu sau đó DN, HTX không xây dựng phương  án phục hồi hoặc phương án phục hồi  không được  HNCN thông qua thì Tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX.

    3. Điều kiện để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có hiệu lực:

    - Điều kiện hợp lệ của HNCN thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

    + Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia.

    + Phải có chủ nợ tham gia đại diện cho cho ít nhất 51%  số nợ không có bảo đảm, nếu chủ nợ không tham gia HNCN nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức HNCN thì được coi là chủ nợ có tham gia hội nghị.

    - Điều kiện để nghị quyết HNCN thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và tính hiệu lực.

    + Nghị quyết của HNCN thông qua phương án phục hội hoạt động kinh doanh phải được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành,

    + Nghị quyết này có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ  nhưng nếu trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.

    - Công nhận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: sau khi  được thông qua tại HNCN Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán, nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả những người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 79 của Luật phá sản 2014.

    - Chương VII của Luật phá sản 2014.

     
    8956 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    lethanhtin2k (01/05/2020) myduyen1312 (06/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #477321   06/12/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Thực trạng hiện nay thì khá nhiếu doạnh nghiệp rơi vào tình trạng ngừng hoạt động vì thua lỗi và dẫn đến các trường hợp tuyên bố phá sản. Hội nghị chủ nợ là bước tiền đề quan trong và qua hội nghị này nếu doanh nghiệp cam kết có khả năng trả nợ thì được hội nghị biểu quyết thông qua để được phục hồi kinh doanh. Bài viết phân tích khá chi tiết cụ thể, mình thấy rất bổ ích.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    KieuNga1109 (06/12/2017)
  • #477328   06/12/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Bài viết rất cụ thể, sẽ là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp có phương hướng xác định cụ thể cách thức tiến hành các bước cụ thể giải quyết trường hợp mở phá sản vì rất nhiều các trường hợp hiện nay các công ty phá sản nhưng loay hoay trong các thủ tục không có các bước đi rõ ràng dẫn tới việc phải thực hiện rất hiều bước do sai quy trình thủ tục.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    KieuNga1109 (06/12/2017)