Những điều cần lưu ý khi các cá nhân tổ chức kêu gọi từ thiện từ ngày 11/12/2021

Chủ đề   RSS   
  • #577781 05/12/2021

    Những điều cần lưu ý khi các cá nhân tổ chức kêu gọi từ thiện từ ngày 11/12/2021

    Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2008/NĐ-CP với nội dung về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

    Tuy nhiên, thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra các vụ việc "lùm xùm" về kêu gọi tiền từ thiện của giới nghệ sĩ. Dư luận đặt ra các vấn đề về công khai, minh bạch quá trình tiếp nhận, phân phối tiền từ thiện. Sau đó, một số nghệ sĩ, cá nhân làm từ thiện đã thực hiện sao kê tài khoản, công khai trên các trang facebook cá nhân.

    Chính vì những vụ lùm xùm về tính minh bạch hoạt động từ thiện của một số cá nhân, tổ chức thời gian vừa qua. Ngày 27/10/2021, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 11/12/2021) về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

    Đây có thể coi là hành lang pháp lý quan trọng để công tác từ thiện đạt hiệu quả thực chất, tránh tình trạng lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi cá nhân, hay gây thất thoát, lãng phí nguồn tiền từ thiện.

    Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2021. Theo đó, một số vấn đề mà các cá nhân tổ chức hoạt động kêu gọi khuyên góp từ thiện cần lưu ý như sau:

    1. Về kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện

    Theo Nghị định mới thì khi khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú.

    UBND cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP

    2. Tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp tự nguyện:

    + Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

    + Quy định mới cũng nêu rõ: cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP

    3. Trách nhiệm phối hợp, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện:

    + Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ chậm nhất để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết.

    + Chậm nhất trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban Vận động cùng cấp (nếu có) hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân.

    + Các cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Việc tiếp tục phân phối, sử dụng để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

    Căn cứ:  Điều 18 Nghị định 93/2021/NĐ-CP

    4. Quản lý tài chính và công khai nguồn đóng góp tự nguyện

    + Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

    + Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp hỗ trợ sửa chữa, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, mua sắm trang thiết bị, các tổ chức, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, phân phối, sử dụng thực hiện quản lý tài chính theo quy định; trường hợp hỗ trợ tài sản cụ thể là công trình hạ tầng thiết yếu, trang thiết bị từ nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để hỗ trợ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện tiếp nhận, xác định giá trị và quản lý tài sản theo quy định.

    + Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày.

    + Cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ: Điều 19 Nghị định 93/2021/NĐ-CP

    Nghị định mới ban hành đã thắt chặt hơn nữa các quy định liên quan đến hoạt động từ thiện. Nhằm đảm bảo sự minh bạch và tạo dựng niềm tin cho cộng đồng trong hoạt động từ thiện. Do đó, để đảm bảo không vi phạm quy định pháp luật, các cá nhân có ý định kêu gọi từ thiện nên hiểu rõ các quy định để tránh làm việc thiện nhưng lại rơi vào vòng lao lý.

     

     
    1536 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhngoc209 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577794   05/12/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Những điều cần lưu ý khi các cá nhân tổ chức kêu gọi từ thiện từ ngày 11/12/2021

    Cảm ơn thông tin từ bài viết. Cá nhân kêu gọi từ thiện đã có từ lâu nhưng nhờ những vụ lùm xùm từ thiện gần đây của những người nổi tiếng thì vấn đề này mới được xem xét một cách xác đáng. Sự ra đời của Nghị định 93/2021/NĐ-CP vừa giúp các hoạt động này hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, vừa minh bạch các hoạt động từ thiện và giúp chính những cá nhân kêu gọi từ thiện tránh những vướng mắc về pháp lý khi thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)
  • #577948   14/12/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Những điều cần lưu ý khi các cá nhân tổ chức kêu gọi từ thiện từ ngày 11/12/2021

    Thời gian gần đây, các câu chuyện sao kê tài khoản liên quan đến việc kêu gọi quyên góp từ thiện và giải ngân tiền từ thiện của một số nghệ sĩ có tên tuổi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, theo thông tin phản ánh, có nghệ sĩ kêu gọi từ thiện bằng tài khoản cá nhân rồi “ngâm” hàng tháng trời, có trường hợp được cho rằng chưa kê khai rõ ràng về số tiền quyên góp gây tranh cãi, bức xúc trong dư luận.
     
    Từ những vụ việc trên cho thấy, hoạt động từ thiện trong thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, nên khi Nghị định 93/2021/NĐ-CP ra đời quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các cá nhân khi kêu gọi, vận động, tiếp nhận và phân phối tiền từ thiện, đảm bảo tính công khai, minh bạch
     
    Báo quản trị |  
  • #580773   27/02/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Những điều cần lưu ý khi các cá nhân tổ chức kêu gọi từ thiện từ ngày 11/12/2021

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Từ thiện là nghĩa cử cao đẹp cần được lan tỏa sâu rộng, tuy nhiên liên quan đến vấn đề tài sản, tiền bạc thì cần đề cao sự minh bạch, chuyên nghiệp. Sự xuất hiện của công cụ hỗ trợ và hành lang pháp lí sẽ là cơ sở giúp cho hoạt động từ thiện trở nên minh bạch hơn, cũng là cơ sở ngăn chặn những cá nhân có ý định trục lợi từ việc kêu gọi từ thiện. Đây sẽ là lúc đưa hoạt động từ thiện về đúng với bản chất vốn có của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581870   28/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Những điều cần lưu ý khi các cá nhân tổ chức kêu gọi từ thiện từ ngày 11/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết chia sẻ của bạn. Hoạt động từ thiện là một hành động đẹp, giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn nhưng có nhiều người lại lợi dụng nó để trục lợi. Hy vọng với nghị định mới sẽ quản lý việc làm từ thiện tạo niềm tin cho mọi người. 

     
    Báo quản trị |