Những điều cần biết khi mua nhượng quyền thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #467636 14/09/2017

    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Những điều cần biết khi mua nhượng quyền thương mại

    Dưới đây là những câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định mua nhượng quyền.

    1. Bạn có biết mục tiêu của mình là gì không?

    Trước tiên, bạn cần chắc chắn là mình có kỳ vọng thực tế. Mua nhượng quyền nghĩa là bạn đang dấn thân vào một mô hình kinh doanh đã thành công, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc sẽ suôn sẻ, hay mọi thứ sẽ dễ dàng. Để việc nhượng quyền diễn ra êm thắm, bạn cũng cần đầu tư tâm sức như lúc mở một doanh nghiệp độc lập.

    2. Bạn có sẵn sàng đi theo hệ thống này hay không?

    Nhượng quyền là công việc kinh doanh theo hệ thống, và vì thế, để thành công với nhượng quyền, bạn cần chuẩn bị tâm lý để gắn bó với hệ thống này. “Nếu nhượng quyền không có quy luật, chúng sẽ không là nhượng quyền mà là những doanh nghiệp đơn lẻ”.

    Cốt lõi của nhượng quyền là sự nhất quán. Nếu bạn không thoải mái khi phải đi theo kế hoạch của ai đó, thì bạn không phù hợp để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền.

    3. Bạn có phải là người giao tiếp tốt?

    Bạn có phối hợp tốt với mọi người hay không? Nhượng quyền nghĩa là dành phần lớn thời gian để giao tiếp với ông chủ của hệ thống nhượng quyền, những người mua nhượng quyền khác, khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp, vì thế những kỹ năng tương tác xã hội là một điều bắt buộc. Nếu bạn thấy việc tương tác với mọi người quá khổ ải và không có nhiều mối quan hệ tốt, bạn nên chọn hướng đi khác.

    4. Bạn có đủ tài chính để trang trải?

    Mua nhượng quyền chỉ vì bạn cần có công việc là một lý do rất tệ. Doanh nghiệp nhượng quyền thường đắt đỏ, và đòi hỏi có một lượng lớn tài chính để đầu tư ban đầu. Bạn cần phải tốn nhiều chi phí như một doanh nghiệp startup, và có đủ kinh phí để sử dụng tới khi doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian cho việc này kéo dài 1 năm. Bạn cần chắc chắn rằng mình đủ tài chính dự phòng để trang trải chi phí điều hành, và cho cuộc sống của chính mình trong suốt khoảng thời gian đó.

    5. Bạn có thực sự đam mê?

    Cuối cùng, một câu hỏi rất quan trọng là: Bạn có chắc chắn rằng sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền là điều bạn thực sự yêu thích?

    Hầu hết hợp đồng nhượng quyền có thời gian chạy từ 5 đến 10 năm, đó là một khoảng thời gian quá dài để bạn làm công việc mình không thích. Vì vậy, nếu bạn không thích ý tưởng đi theo một hệ thống của ai đó, và thường mơ đến một công việc kinh doanh của riêng mình, thì nhượng quyền không phải dành cho bạn.

    Nếu sau khi đã trả lời những câu hỏi trên, bạn vẫn muốn thực hiện một thương vụ mua nhượng quyền, thì hãy học hỏi thật nhiều kiến thức, và hiểu thật rõ về công việc kinh doanh bạn dự định làm.

    Cập nhật bởi ntqn1993 ngày 14/09/2017 01:52:31 CH Cập nhật bởi ntqn1993 ngày 14/09/2017 12:04:41 CH

    Lavie est belle

     
    4659 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    mdunghcmulaw (18/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499971   18/08/2018

    Nhượng quyền thương mại- trào lưu kinh doanh hot chưa có dấu hiệu dừng

    Chúng ta có thể thấy được mạng lưới phát triển rộng rãi của những thương hiệu nổi tiếng như Mc Donald, KFC, cafe bene, family mart...đều nằm trong danh sách những công ty Nhượng quyền thương mại vào Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên vấn đề Nhượng quyền thương mại vẫn còn khá gây nhầm lẫn cho nhiều người, bởi bên cạnh Nhượng quyền thương mại còn có thuật ngữ "Li xăng", cũng là một hình thức chuyển giao công nghệ, tuy nhiên Li xăng lại có phạm vi hẹp hơn và quyền kiểm soát cũng không chặt chẽ như Nhượng quyền thương mại. Do đó, hình thức nhượng quyền thương mại được xem như hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu hiểu rõ và biết tận dụng chúng.

    Trước hết về "Nhượng quyền thương mại" hay còn có tên gọi rất phổ biến là franchise được Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ định nghĩa như sau:

    “ Nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều người, trong đó:

    + Bên nhận quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm/ dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của bên nhượng quyền.

    + Hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền phải triệt để tuân thủ kế hoạch hay hệ thống tiếp thị  gắn liền với nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng, tiêu chí quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của bên nhượng quyền.

    + Bên nhận quyền có nghĩa vụ trả một khoản phí, trực tiếp hoặc gián tiếp, gọi là phí nhượng quyền thương mại".

     

    Về phía pháp luật Việt Nam, quy định về nhượng quyền thương mại được thể hiện trong Luật thương mại 2005Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể:

    Điều 282 Luật Thương mại 2005 quy định:

    "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

    1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

    2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh."

    Nhượng quyền thương mại có thể hiểu là bên nhượng quyền dù chỉ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (một đối tượng sở hữu công nghiệp), nhưng kèm theo đó lại chuyển giao bí quyết kinh doanh, quy trình sản xuất sản phẩm, hệ thống quản trị, huấn luyện…cho bên nhận quyền, kèm theo bên nhượng quyền còn có nghĩa vụ kiểm soát và sự hỗ trợ toàn diện khi đã chuyển giao xong, cơ sở nhận quyền đi vào hoạt động. Đặc biệt quyền kiểm soát của bên nhượng quyền là khá chặt chẽ, và quyền bảo mật thông tin trong suốt quá trình hoạt động nhận quyền và sau khi chấm dứt nhận quyền được xem là đặc trưng cơ bản của hình thức kinh doanh này.

    Mình thấy hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại khá là thú vị, mong nhận được nhiều lời phân tích hơn cho vấn đề này từ mọi người. Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |