Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Thứ nhất, hóa đơn phải có tính hợp lệ được thể hiện khi hóa đơn đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn. Cụ thể:
+ Hóa đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn như ghi rõ ngày, tháng, năm lập hóa đơn; họ tên, địa chỉ, người mua, bán; mã số thuế; hình thức thanh toán...
+ Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác, đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
+ Nếu không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo vào bên góc trái của hóa đơn, người được ủy quyền phải ký vào hóa đơn.
+ Hóa đơn phải lập theo đúng các nguyên tắc được quy định Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC .
- Thứ hai, hóa đơn phải hợp pháp:
+ Hóa đơn do các doanh nghiệp tự in theo mẫu quy định, đã được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng; hóa đơn do các doanh nghiệp đặt in theo quy định hoặc hóa đơn do cơ quan thuế phát hành và bán cho các doanh nghiệp hoặc các loại hóa đơn, chứng từ khác được phép sử dụng.
+ Và hóa đơn đó đã được doanh nghiệp làm thủ tục thông báo phát hành theo quy định và còn giá trị sử dụng.
Theo đó, hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng quy định tại Điều 22, Thông tư 39/2014/TT-BTC
- Ngoài ra, hóa đơn phải là hóa đơn hợp lý tức là khi hóa đơn đó thực tế phát sinh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (là những hoạt động được xác định trong phạm vi được cấp phép trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp).
Ví dụ: Công ty tư vấn luật mà lại mua một máy xúc thì khoản chi phí đó là khoản chi phí không hợp lý vì nó không phục vụ cho việc tư vấn luật.
Cập nhật bởi thusa121 ngày 08/09/2019 06:19:28 CH