Nhờ luật sư tư vấn cách đòi bồi thường

Chủ đề   RSS   
  • #501675 09/09/2018

    maiduong140796

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhờ luật sư tư vấn cách đòi bồi thường

    Xin ls giải giúp e. E là người can 1 người say rượu đánh nhau nhưng người say rượu đó ko nghe còn đánh e gãy mất 2 cái răng và 1 cái răng bị lung lay giờ e muốn bồi thường từ người kia nhưng họ ko nói gì cả. Giờ e muốn kiện bên kia thì làm cách nào để e đc đền bù với 3 cái răng của e là hợp lý ( người đánh e cũng đã nhận là đánh e mất 3 cái răng) nếu kiện thì bên pháp luật có chấp nhận không. Xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi maiduong140796 ngày 09/09/2018 12:16:28 PM
     
    3130 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501797   10/09/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 596 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra như sau:

    “1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

    2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.

    Và Điều 588 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:

    Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Dựa vào căn cứ trên ta thấy người say rượu đánh bạn gãy 3 cái răng, đã làm cho sức khỏa của bạn bị xâm phạm, do vậy người đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 596 BLDS 2015. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án nhân dân cấp huyện .

    Theo đó, các chi phí mà người đó phải bồi thường thiệt hại cho bạn gồm:

    + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    + Thiệt hại khác do luật quy định.

    + Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 10/09/2018 06:34:32 CH

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    maiduong140796 (11/09/2018)
  • #501841   11/09/2018

    BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI DÙNG CHẤT KÍCH THÍCH GÂY RA

    Chào bạn! Luật Hải Nguyễn xin tư vấn cho bạn như sau

    Theo như lời trình bầy của bạn, thì đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người dùng chất kích thích gây ra.

    Theo quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra cụ thể như sau:

    “1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

    2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

    Về thời hiệu yêu cầu khởi kiện. Theo quy định tại Điều 588 quy định về Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, theo đó, “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

    Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 149 BLDS 2015 quy định “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

    Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

    Như vậy có thể thấy rằng, nếu một bạn hoặc người đánh bạn hoặc cả hai bạn đều yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Toà án cấp sơ thẩm đưa ra bản án thì mới được áp dụng, còn nếu không ai yêu cầu áp dụng thì mặc nhiên sẽ không tính đến thời hiệu khởi kiện.

    Dựa vào lời trình bầy của bạn như trên, có thể thấy rằng sức khoẻ của bạn đã bị xâm phạm, cụ thể là bạn bị gãy 02 chiếc răng, 01 chiếc bị lung lay. Do vậy, người đã xâm phạm đến sức khoẻ của bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, các khoản mà bạn có thể được bồi thường bao gồm:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Ngoài ra, bạn còn có thể được bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người kia đã gây ra cho bạn.

    Để có thể được bồi thường về sức khoẻ vị xâm phạm, bạn cần phải làm đơn khởi kiện và nộp đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú (nơi cư trú của người đã đánh bạn).

    Đơn khởi kiện có những nội dung chính sau:

    - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

    - Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

    - Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (của bạn), số điện thoại, số CMND hoặc thẻ CCCD

    - Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của bị đơn (người đã gây thương tích cho bạn), số điện thoại, số CMND hoặc thẻ CCCD (nếu có)

    - Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Nếu có)

    - Yêu cầu khởi kiện cụ thể.

    - Danh sách tài liệu, chứng cứ.

    Kèm theo đơn khởi kiện, bạn cần phải nộp các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến sự việc trên như các biên lai thu tiền viện phí….. để chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

    Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của Luật Hải Nguyễn. (NV: HĐT)

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;