Qua quá trình quan sát việc áp dụng các mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2016, mình nhận thấy các lỗi vi phạm giao thông sau đây có thể bị nhầm lẫn và bị phạt oan, hoặc ngược lại, người vi phạm có thể lợi dụng chỗ này lách luật để không bị xử phạt:
Lỗi không mang Giấy đăng ký xe, GPLX và lỗi không có Giấy đăng ký xe, GPLX:
Luật quy định rằng người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nếu không mang Giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 120.000 đồng, còn trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe thì bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng, không có Giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 thì bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng và xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên thì bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng.
Vậy thì biết mức phạt như vậy, nếu lỡ có bị Công an phạt vì lỗi này, người vi phạm có thể nói dối là không mang Giấy đăng ký xe hay Giấy phép lái xe để chịu tiền phạt thấp hơn?
Lỗi không sang tên xe chính chủ:
Luật quy định rằng phải làm thủ tục sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế, trong trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nhưng nếu bị phạt vì lỗi này người vi phạm có thể nói mình mượn để không bị phạt không? Vì Luật đâu quy định rằng khi mượn phải làm thủ tục sang tên xe?
Vài dòng chia sẻ với các bạn, mong nhận được ý kiến từ các bạn.