Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai

Chủ đề   RSS   
  • #610675 17/04/2024

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (244)
    Số điểm: 1937
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai

    Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai thực hiện các dịch vụ về đê điều và phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật. Vậy Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    1. Vị trí và chức năng của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai

    Theo Điều 1 Quyết định 86/QĐ-ĐĐ-VP năm 2024, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; có chức năng phục vụ quản lý nhà nước, thực hiện các dịch vụ công về đê điều và phòng, chống thiên tai và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội.

    Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Trung tâm được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai

    Theo Điều 2 Quyết định 86/QĐ-ĐĐ-VP năm 2024, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

    - Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước và dịch vụ sự nghiệp công:

    + Xây dựng và thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm theo phân công của Cục trưởng;

    + Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Cục;

    + Thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát, thu thập thông tin, dữ liệu, đánh giá hiện trạng phục vụ công tác quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai;

    + Xây dựng, quản lý, khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu và thống kê phục vụ quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    + Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám, công nghệ số, công nghệ mô phỏng và thực hiện các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai;

    + Quản lý, vận hành hệ thống giám sát thiên tai và các phần mềm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về đê điều và phòng, chống thiên tai;

    + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập, sự cố cháy rừng, bão, áp thấp, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác; xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, bão mạnh, siêu bão; phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế; xây dựng kịch bản, tham gia tổ chức, tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;

    + Kiểm định xây dựng; giám định, đánh giá chất lượng an toàn công trình đê điều và phòng, chống thiên tai;

    +  Nghiên cứu, xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học; thực hiện đề tài, dự án khoa học, thử nghiệm các mô hình, vật liệu mới, chuyển giao công nghệ mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai;

    + Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tuyên truyền, truyền thông về đê điều, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

    + Xây dựng và thực hiện chương trình, đề án, dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

    + Hợp tác, chia sẻ thông tin, dữ liệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai;

    + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng.

    - Thực hiện các hoạt động dịch vụ:

    + Nghiên cứu chính sách, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế;

    + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập, sự cố cháy rừng, bão, áp thấp, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác; xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, bão mạnh, siêu bão; phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế;

    + Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

    + Thực hiện dịch vụ thông tin, dữ liệu và thống kê;

    + Quy hoạch phòng chống thiên tai, lũ lụt, đê điều, sạt lở ven sông, ven biển, công trình phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    + Đánh giá tác động môi trường các dự án đê điều và phòng, chống thiên tai, hạ tầng kỹ thuật và các lĩnh vực có liên quan;

    + Tư vấn đầu tư xây dựng;

    + Khảo sát, điều tra thu thập số liệu địa hình, địa chất, thủy văn, hải văn, đo đạc bản đồ, lập mô hình toán trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    + Quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát đánh giá dự án trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    + Thí nghiệm vật liệu và kiểm định xây dựng.

    - Hợp tác, liên danh, liên kết thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn trong nước và quốc tế về đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

    - Tham gia công tác chuẩn bị, quản lý, thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai.

    - Tham gia, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Cục trưởng.

    - Thực hiện các nội dung cải cách hành chính; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm.

    - Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; thực hiện chế độ kế toán, tài chính theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Quản lý tổ chức bộ máy, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Cục trưởng. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Trung tâm theo quy định.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

    Như vậy, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 86/QĐ-ĐĐ-VP năm 2024, có hiệu lực từ ngày 15/4/2024.

     
    18 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn camnhungtng vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (18/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận