Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #494353 15/06/2018

    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng dân sự

    Câu hỏi: Xin chào, tên tôi là Văn Tân. Tôi muốn tìm hiểu quy định mới nhất về quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán trong tố tụng dân sự ?

    Trả lời: Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

     

    Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

    Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    1. Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

    2. Lập hồ sơ vụ việc dân sự.

    3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

    4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    5. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.

    6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

    7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.

    8. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

    9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

    10. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

    11. Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt

    động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

    12. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.

    13. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

    14. Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

     
    6320 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận