Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Chủ đề   RSS   
  • #614775 02/08/2024

    dali_2501

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/11/2023
    Tổng số bài viết (95)
    Số điểm: 823
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

    Tổ hợp tác thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác có nhu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Hợp tác xã 2023. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp đến người đọc thông tin về cơ quan đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ quan này.

     

    Chủ thể là cơ quan đăng ký kinh doanh của hợp tác xã

    Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 92/2024/NĐ-CP thì cơ quan đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như sau:

    - Cơ quan đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

    - Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù theo nghị quyết của Quốc hội thì cơ quan đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

    - Cơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

    - Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng.

    Theo đó, cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã bao gồm UBND cấp huyện và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

     

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

    Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 92/2024/NĐ-CP thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

    - Hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Đôn đốc, kiểm tra, giám sát cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn  về đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan về tình hình đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn theo quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

    Theo đó, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau trong việc đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã.

     

    Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

    Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 92/2024/NĐ-CP thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    - Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Hướng dẫn tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và người thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký;

    - Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã; thực hiện việc số hóa hồ sơ, chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã.

    - Cung cấp thông tin về đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và theo yêu cầu của cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.

    - Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo nội dung trong hồ sơ đăng ký.

    - Yêu cầu tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Luật Hợp tác xã 2023Nghị định 92/2024/NĐ-CP.

    - Yêu cầu tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đáp ứng điều kiện theo quy định.

    - Thu hồi, khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải thể, chấm dứt hoạt động tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

    - Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan liên quan về tình hình đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn theo quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

    Theo đó, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau trong việc đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã.

    Như vậy, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của mình sẽ hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các công việc về đăng ký và hoạt động của các chủ thể này.

     
     
    78 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận