Hằng năm, Việt Nam vẫn phải chi trả một số tiền lớn, để tiêu diệt, hạn chế sự phát triể của một số sinh vật ngoại lai gây hại cho sự phát triển đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Một số loại sinh vật ngoại lai gây nguy hiểm phải kể đến như ốc bươu vàng gây ảnh hưởng nặng nề đến với nền nông nghiệp Việt Nam, dẫn đến năng suất lúa giảm mạnh. Tôm hùm đất, rùa tai đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của một số sinh vật có lợi, cạnh tranh với các loài sinh vật bản địa có lợi, gây mất cân bằng sinh thái.
Để giảm thiểu tối đa số lượng cũng như sự phát triển của các sinh vật ngoại lai gây hại tại khoản 7 Điều 7 Luật đa dạng sinh học 2008 đã quy định hành vi nhập khẩu, phát triển các loài ngoại lai xâm hại là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Theo đó, tại Điều 51 Nghị định này quy định mức phạt cho hành vi này từ 1.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy theo các hành vi vi phạm và giái trị của tang vật vi phạm. Bên cạnh đó còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022. Để biết thêm thông tin cụ thể có thể tìm hiểu thêm tại Nghị định này.