1/ Tại Điều 23 Luật cư trú 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 có quy định về việc thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:
“1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
Do đó, con chị có thể được chuyển khẩu sang hộ khẩu của Dượng của cháu. Đồng thời, phải đảm bảo các điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh.
Vì con chị hiện đang cư trú ở Huế nên sẽ cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19 Luật cư trú về điều kiện để được đăng ký thường trú tại tỉnh. Điều 19 quy định như sau:
“Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
Vậy, để được chuyển khẩu sang hộ khẩu của Dượng của cháu thì cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của Dượng cháu (nếu Dượng cháu là chủ hộ).
Thủ tục như sau:
Thứ nhất, hồ sơ gồm có:
1) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
2) Bản khai nhân khẩu;
3)Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên;
4) Giấy khai sinh của bé
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú:
Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2/ Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, tùy thuộc vào điều kiện làm việc mà người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm được nghỉ:
- 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật;
- 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Thời gian nghỉ nêu trên được tính vào ngày làm việc bình thường trong tuần.
=> Như vậy, việc người lao động nghỉ giỗ cha mẹ thì người lao động có quyền nghỉ phép trừ vào phép năm của người đó theo quy định trên.
Cập nhật bởi DT_DA ngày 24/09/2019 10:07:47 CH