Điện thoại “xách tay” hay hàng 99% là những cụm từ để miêu tả điện thoại phải mua từ một bên trung gian nhập khẩu từ nước ngoài với giá rẻ hơn hàng chính hãng thị trường trong nước.
Thời gian vừa qua thương hiệu điện thoại Iphone 14 của hãng Apple vừa ra mắt với mức giá như thường lệ vẫn đắt đỏ và phải chờ đợi chính hãng tại Việt Nam rất lâu. Qua đó, nhiều người lựa chọn mua xách tay từ nước ngoài về với mức giá hợp lý và nhanh chóng. Vậy, hành vi bán điện thoại “xách tay” có bị xử phạt?
Kiểm tra hải quan trước khi nhập cảnh
Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam thì người từ nước ngoài trở về phải được kiểm tra thủ tục hải quan nhằm đảm bảo các quy định về nhập cảnh tránh việc người này sẽ trốn thuế. Căn cứ Điều 54 Luật hải quan 2014 về việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện như sau:
(1) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.
(2) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh.
(3) Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo mục (2) thì hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh sẽ được miễn thuế theo điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như sau:
Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng Việt Nam.
Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
Như vậy, căn cứ các quy định trên tổng hàng hóa mang theo phải dưới 10 triệu đồng mới được miễn thuế nhập khẩu, tuy nhiên đối với các dòng Iphone mới thì đa phần đều có mức giá cao hơn 10 triệu đồng vì thế phải làm thủ tục kê khai hàng hóa nhập khẩu.
Khi nào được xem là hành vi nhập lậu hàng hóa
Trong trường hợp, nếu người nhập khẩu bán điện thoại xách tay mà không có chứng từ nhập khẩu, không thông qua kê khai hải quan theo quy định của pháp luật thì được coi là hành vi buôn lậu trái pháp luật.
Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp mà người từ nước ngoài trở về cố tình không khai hoặc khai gian số lượng điện thoại Iphone đem bán thì được xem là hành vi buôn lậu.
Xử phạt hành vi nhập lậu điện thoại xách tay
Người nhập lậu là cá nhân có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa, tàng trữ hàng hóa nhập lậu hoặc cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu tùy theo mức tiền vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng đối với hàng hóa có trị giá dưới 3 triệu đồng;
Phạt tiền từ 1 triệu - 2 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3 triệu - dưới 5 triệu đồng;
Phạt tiền từ 2 triệu - 4 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5 triệu - dưới 10 triệu đồng;
Phạt tiền từ 4 triệu - 6 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10 triệu - dưới 20 triệu đồng;
Phạt tiền từ 6 triệu - 10 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20 triệu - dưới 30 triệu đồng;
Phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30 triệu - dưới 50 triệu đồng;
Phạt tiền từ 20 triệu - 30 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50 triệu - dưới 70 triệu đồng;
Phạt tiền từ 30 triệu - 40 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000 triệu - dưới 100 triệu đồng;
Phạt tiền từ 40 triệu - 50 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Lưu ý: đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân. Ngoài ra, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu các hàng hóa vi phạm quy định thủ tục kê khai nhập khẩu.
Truy cứu hình sự tội buôn lậu điện thoại xách tay
(1) Hàng hóa trị giá từ 100 triệu đồng - dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng tái phạm mà chưa được xóa án tích thì bị phạt tiền từ 50 triệu - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu - 1.5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm - 07 năm:
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.5 tỷ - 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm - 15 năm:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu - dưới 1 tỷ đồng.
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu - dưới 1 tỷ đồng.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm - 20 năm:
- Vật phạm pháp trị giá 1 tỷ đồng trở lên.
- Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên.
Khi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp; giá trị hàng hóa từ 300 triệu - dưới 500 triệu đồng hoặc phạm tội 02 lần trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trường hợp bán người từ nước ngoài trở về mà có mang theo điện thoại xách tay để tặng cho hay bán lại đều phải kê khai và làm thủ tục hải quan nếu số hàng hóa hay điện thoại có giá trị vượt quá tổng giá trị được miễn thuế. Trường hợp có xảy ra sai phạm thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân từ 12 - 20 năm tù giam.