Nhân viên Pháp chế doanh nghiệp/Luật sư nội bộ doanh nghiệp họ làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #500180 20/08/2018

    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Nhân viên Pháp chế doanh nghiệp/Luật sư nội bộ doanh nghiệp họ làm gì?

    Làm pháp chế doanh nghiệp, không phải chỉ dừng lại ở công việc mang tính thủ tục hành chính là soạn thảo các văn bản thường nhật, hay đăng ký doanh nghiệp, hay thực hiện các thủ tục hành chính khác như: xin các loại giấy phép, thực hiện thủ tục về xuất nhập khẩu, lao động, bảo hiểm ... Thủ tục chỉ là một phần nhỏ của công việc pháp chế và thực sự dừng lại ở thủ tục thì chưa được con là công việc pháp chế. Pháp chế là một công việc nặng nề, đòi hỏi bạn làm việc như một "nhà tư vấn luật" thực thụ.

     

    Các công việc của nhân viên pháp lý khác nhau tùy theo đặc thù mỗi doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh (BĐS, xây dựng, dược phẩm… ), lĩnh vực hoạt động (sản xuất, thương mại, dịch vụ …), tùy theo mô hình doanh nghiệp (công ty TNHH, Công ty cổ phần, nhóm công ty, Tập đoàn…). Nếu một nhân sự thì đảm đương hết mọi công việc, nếu nhiều nhân sự được chia nhỏ công việc, giao chuyên sâu hơn,…

     

    Không có khuôn mẫu nào cho mô tả chi tiết công việc nhân viên pháp lý doanh nghiệp/luật sư nội bộ (các bạn thử tìm hiểu thêm về các thông tin tuyển dụng để hiểu rõ hơn).

     

    Chi tiết công việc nhân viên pháp lý/luật sư nội bộ doanh nghiệp, theo hiểu biết của tôi, các bạn có thể hình dung như sau:

     

    1.Pháp chế nội bộ

     

    -Xây dựng, hiệu chỉnh điều lệ, quy chế nội bộ về quản trị công ty, các quy định, quy trình, quy chế quản lý nội bộ và kiểm tra, giám sát thực hiện;

     

    -Hợp đồng lao động (ký kết, thực hiện, chấm dứt, bảo hiểm), nội quy lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất…

     

    -Chuẩn bị và tham gia tổ chức ĐHĐCĐ, họp HĐTV;

     

    -Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, soạn thảo hồ sơ, tài liệu;

     

    -Soạn thảo các văn bản: công văn, quyết định, thông báo, tờ trình, biên bản…

     

    2.Pháp chế hợp đồng

     

    -Tham gia các buổi họp về việc thực hiện các dự án, tham gia các giao dịch;

     

    -Soạn thảo đối với các dự thảo hợp đồng;

     

    -Hiệu chỉnh các bản thảo hợp đồng (đối tác gửi; cấp dưới trình);

     

    -Tham gia các buổi họp đàm phán/trao đổi đàm phán (điện thoại/email);

     

    -Rà soát các hợp đồng trước khi ký;

     

    -Tham gia các buổi họp về thực hiện hợp đồng: thanh toán, tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện,…

     

    -Tham gia các buổi họp về giải quyết vướng mắc, tranh chấp;

     

    -Xử lý việc chuyển giao nghĩa vụ, quyền theo hợp đồng;

     

    -Xử lý việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng.

     

    3.Pháp chế tranh tụng

     

    -Phát sinh các vấn đề pháp lý tố tụng khi: doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện khởi kiện một bên khác; hoặc bị một bên khác kiện; hoặc có liên quan;

     

    -Các loại vụ việc thường phát sinh như là: tranh chấp các quyền/nghĩa vụ theo hợp đồng; yêu cầu thanh toán; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tranh chấp quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản, sở hữu trí tuệ)…

     

    -Các công việc thường phải làm:

     

    + Nghiên cứu hồ sơ, lập phương án tố tụng;

     

    +Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;

     

    + Nộp hồ sơ, chuẩn bị tham gia các hoạt động tố tụng.

     

    4.Tư vấn cho công ty, lãnh đạo, các phòng ban và nhân sự của công ty

     

    -Tư vấn pháp lý về thuế, pháp lý liên quan đến tài chính, vay, thế chấp tài sản, chứng khoán,…

     

    -Cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước;

     

    -Giải đáp thắc mắc cho lãnh đạo công ty, các phòng ban, đồng nghiệp liên quan đến mọi vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày theo hoạt động kinh doanh của công ty.

     

    5.Các loại việc pháp lý khác: xin các loại giấy phép (xây dựng, PCCC, an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh…; đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình…; đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, khiếu nại hành chính, tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với việc phát triển dự án BĐS, giải quyết khiếu nại khách hàng,… 

     

    Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc Pháp chế doanh nghiệp/Luật sư nội bộ doanh nghiệp và có định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai rõ ràng hơn. Ai có ý kiến gì bổ sung thì để lại bên dưới coment nhé!

    Cập nhật bởi louispham93 ngày 20/08/2018 09:54:52 CH
     
    2470 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500186   20/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo mình theo như thời điểm hiện tại, nền Kinh tế thời mở cửa, thị trường đầy biến động nên hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Với một chuyên viên pháp chế trong doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang ngày một có ảnh hưởng rất quan trọng đến chu trình hoạt động, nhiều khi quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.  Khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp chế là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kỹ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì tiến hành hợp tác. Một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định: "Chỉ cần chuyên viên pháp chế nhíu mày nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng". 

    Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty, là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao...

    Chuyên viên pháp chế còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.

    Suy cho cùng, pháp chế như con tim của công ty vậy. Đồng thời cũng là người gác cổng thể hiện qua việc Nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp mang trên mình một trọng trách là xác định và chấp nhận những loại vi phạm nào không bị trả giá hoặc trả giá rẻ, những loại vi phạm nào trả giá đắt hoặc rất đắt. Đông nghĩa với việc quyết đinh sai thì thay thế bằng cả "sinh mạng" của công ty.

    VÌ vậy để trở thành một chuyên viên pháp chế thì đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức pháp lý vững vàng với những hiểu biết chuyên sâu về các nghiệp vụ kinh tế, doanh nghiệp và rất rất nhiều kiến thức thực tế khác nữa.

     
    Báo quản trị |