Nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614051 15/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28222
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 595 lần
    SMod

    Nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?

    Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về bảo mật thông tin của khách hàng? Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Quy định về bảo mật thông tin của khách hàng

    Trước tiên, tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP có nêu rõ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm:

    - Mã khóa bí mật.

    - Dữ liệu sinh trắc học.

    - Mật khẩu truy cập của khách hàng.

    - Thông tin xác thực khách hàng khác.

    Cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

    Cạnh đó, căn cứ Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định về bảo mật thông tin của khách hàng như sau:

    - Người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

    Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2013/TT-NHNN cũng có nêu rõ, việc cung cấp thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không liên quan, bất hợp pháp là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thông tin tín dụng.

    Theo đó, chỉ ngoại trừ trường hợp có sự yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc được sự chấp thuận của chính người khách hàng đó thì các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép cung cấp, tiết lộ thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác.

    (2) Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?

    Vừa qua, đã có 02 cá nhân tố cáo nhân viên giao dịch của ngân hàng tiết lộ thông tin CIC của họ cho bên thứ ba là khách hàng quen của ngân hàng này.

    *CIC (hay Credit Information Center), được biết đến với tên gọi Trung tâm Thông tin Tín Dụng - một tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mọi thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức vay, quá trình thanh toán tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ được cung cấp cho CIC.

    Phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể làm lộ thông tin tài khoản của khách hàng có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

    Xử lý kỷ luật: Cá nhân vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin khách hàng bằng việc tiết lộ, công khai thông tin trái phép thì sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật từ phía tổ chức tín dụng từ khiển trách tới chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại (nếu có).

    Xử phạt hành chính:

    Căn cứ Điểm d Khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với nhân viên ngân hàng có hành vi làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

    Đồng thời, tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng có nêu rõ, trường hợp cá nhân chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định. Trường hợp thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng thì mức phạt tiền là 20 đến 40 triệu đồng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự: 

    Căn cứ Điều 291 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20 đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    Trường hợp thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản.

    - Có tổ chức.

    - Có tính chất chuyên nghiệp.

    - Thu lợi bất chính từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

    - Tái phạm nguy hiểm.

    Thì có thể bị xử phạt từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Trường hợp phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, cụ thể:

    - Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên.

    - Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Theo đó, trường hợp nhân viên ngân hàng tiết lộ, làm lộ thông tin của khách hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”, và sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị áp dụng hình phạt lên đến 07 năm tù.

     
    1508 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận