1. Theo quan điểm của tôi thì Lý không phạm tội "Mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối". Bởi lẽ, hành vi của Quốc nhận tội thay Lý đúng là hành vi khai báo gian dối, và việc Quốc khai báo gian dối là do bị Lý mua chuộc. Tuy nhiên, đối tượng mà người phạm tội "Mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối" tác động tới phải là người làm chứng hoặc người bị hại.
Trong tình huống trên thì Quốc không phải là người bị hại. Vấn đề cần xác định là Quốc có phải là người làm chứng không?
Khoản 1 Điều 55 BLTTHS quy định: "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng". Đồng thời theo chương IV BLTTHS thì người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng.
Như vậy, người làm chứng là người biết những tình tiết có ý nghĩa đối với việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án và phải được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia để làm sáng tỏ tình tiết đó. Còn trường hợp nếu một người tuy biết những tình tiết liên quan đến vụ án nhưng không được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để làm chứng thì họ không phải là người làm chứng.
Theo nội dung bài tập trên thì có thể hiểu ngay sau khi tai nạn xảy ra, Quốc đã trình báo với Công an mình là người trực tiếp điều khiển xe gây ra tai nạn. Như vậy thì không có chuyện cơ quan điều tra triệu tập Quốc với tư cách là người làm chứng. Cho nên, Quốc không phải là đối tượng bị mua chuộc khai báo gian dối theo tinh thần của Điều 309 BLHS. Vì vậy, hành vi mua chuộc của Lý không cấu thành tội này.
2. Còn Lý có phạm tội "Từ chối khai báo" theo Điều 308 hay không?
Theo tôi, nếu đây là một tình huống thực tế thì cần phải tiếp cận hò sơ vụ án thì mới xác định được. Nhưng đây lại là một bài tập, nên câu trả lời là Lý cũng không phạm tội này. Vì nội dung bài tập chẳng có chỗ nào thể hiện Lý từ chối việc khai báo cả.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!