Đặc điểm về nhận thức, tâm lí của người phạm tội
- Trình độ học vấn
- Hình thành qua quá trình tự học hay được học trong nhà trường.
- Đặc điểm về trình độ học vấn của NPT:
- Những người có học vấn thấp thường chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu của tình hình tội phạm.
- Loại TP được phân bổ ở những trình độ học vấn khác nhau cũng có sự khác nhau.
- Nhu cầu
• Là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được đáp ứng trong những điều kiện nhất định để tổn tại và phát triển.(bậc thấp-bậc cao)
• Cơ chế hình thành và vai trò trong cơ chế tâm lí XH của hành vi PT:
Thiếu thốn => phải thỏa mãn
• Phát sing động cơ.
Nhu cầu của người phạm tội
• Có sự hạn hẹp, mất cân đối trong hệ thống nhu cầu.
• Lệch chuẩn: vượt quá khả năng,Tồn tại những nhu cầu biến dạng đi ngược lại những chuẩn mực của đạo đức và pháp luật.
• Biện pháp thỏa mãn các nhu cầu của người phạm tội thường vô đạo đức và vi phạm pháp luật.(0 thể dùng biện pháp thông thường để thỏa mãn nên phải dùng biện pháp không phù hợp đạo đức và PL)
- Hứng thú
• Hứng thú là sự rung động tâm lí được bộc lộ qua thái độ đặc biệt của cá nhân đối với chính bản thân hoặc đối tượng nào đó, nó vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động của bản thân.
• Cơ chế hình thành và vai trò trong cơ chế tâm lí XH của hành vi PT.=> động cơ
• Hứng thú người phạm tội
o Hứng thú thấp kém, thiên về những khoái cảm vật chất, hưởng thụ.
o Người phạm tội thường bị lôi cuốn, bị hấp dẫn bởi những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn đi ngược lại với chuẩn mực của đời sống xã hội
- Định hướng giá trị
• Cơ chế hình thành và vai trò trong cơ chế tâm lí XH của hành vi PT: tích lũy ở cá nhân trong quá trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh=> động cơ
• Càng được củng cố theo thời gian.
- Ý thức đạo đức
Là một dạng của ý thức xã hội,ý thức đạo đức là quan niệm về : tốt - xấu, khen - chê, tốt bụng - độc ác, chính - tà, cao thượng - thấp hèn.
• Ý thức đạo đức của người phạm tội
- Có sự hạn chế trong việc tiếp cận với những giá trị đạo đức
- Có những quan niệm, đánh giá riêng biệt về nội dung của những giá trị đạo đức, quan niệm của họ về điều thiện - ác, tốt - xấu, chính - tà có sự sai lệch so với những chuẩn mực chung của xã hội, của giai cấp.
- Ý thức pháp luật
- ý thức pháp luật được xem như một thể thống nhất gồm sự hiểu biết về pháp luật và thái độ đối với pháp luật của cá nhân.
- Ý thức PL
• hiểu biết về pháp luật rất hạn chế
• không tôn trọng, không nhất trí với các giá trị pháp luật
Ý nghĩa đặc điểm tâm lí của người phạm tội
• Nghiên cứu đặc điểm này giúp chúng ta nhận thức được một phần nguyên nhân của tội phạm cụ thể, đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội tác động với các hoàn cảnh, tình huống khách quan có khả năng làm nảy sinh động cơ của hành vi phạm tội. Ngoài ra còn tác động đến việc kế hoạch hoá và thực hiện TP.
• Phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm