Nhận định môn Luật tố tụng hình sự năm 2015

Chủ đề   RSS   
  • #537165 11/01/2020

    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Nhận định môn Luật tố tụng hình sự năm 2015

    Chỉ có Quan hệ pháp luật (QHPL) tố tụng hình sự (TTHS) mới mang tính quyền lực nhà nước.

    Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” là nguyên tắc đặc thù mà chỉ Luật TTHS mới có.

    Nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” là nguyên tắc đặc thù của luật TTHS?

    Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS.

    Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.

    Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với người bào chữa trong vụ án đó.

    Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách trong vụ án hình sự.

    Người thân thích của bị hại thì không được tham gia vụ án với tư cách người định giá tài sản trong vụ án đó.

    Đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản.

    Trường hợp Thư ký Tòa án không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

    Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án hình sự đều là những người tiến hành tố tụng.

    Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

    Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.

    Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.

    Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại Điểm b K2 Đ57 BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận.

    Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.

    Người phiên dịch và người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.

    Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ án đó.

    Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

    Khai báo là quyền của người làm chứng.

    Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu cách là người làm chứng trong vụ án đó.

    Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.

    Chỉ có Kiểm sát viên Viện kiểm sát thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

    Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.

    Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong các phiên tòa xét xử VAHS.

    Tất cả các Cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.

    Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các CQTHTT.

    Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

    Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.

    Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

    Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là chứng cứ của vụ án hình sự.

    Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án.

    Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS thì là chứng cứ.

    Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ.

    Tất cả những người tiến hành tố tụng đều là những người có nghĩa vụ chứng minh VAHS.

    Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.

    Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự

    Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.

    Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.

    Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.

    Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong.

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    11116 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhk47a1 vì bài viết hữu ích
    Nghiemtuan99 (11/06/2020) ThanhLongLS (13/01/2020) codupha (12/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận