PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chủ đề   RSS   
  • #447631 23/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM.

    Lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam là một bộ môn khó, đòi hỏi nhiều ở sinh viên, nhưng đồng thời lại là môn đưa ra cơ sở, nền tảng cho việc học tập các môn pháp luật sau này. Nhiều bạn sinh viên không thích học môn này vì cho rằng nó nhàm chán, buồn ngủ và không có tác dụng, ý nghĩa gì. Đây là suy nghĩ hoàn toàn không đúng. Khi bạn bắt đầu học các môn chuyên ngành, bạn mới hiểu hết giá trị của môn học này. Thậm chí có nhiều người học 7-8 điểm môn này, khi vào chuyên ngành vẫn đi học lại Lý luận nhà nước và pháp luật. Có thể nói môn học này như móng nhà của bạn, nếu móng có chắc thì nhà mới kiên cố. Do đó, ngay từ lúc này hãy tranh thủ học kĩ và sâu các khái niệm, kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam để có thể hõ dễ dàng hơn các môn chuyên ngành trong tuong lai.

    VẬY HỌC NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG VÀ HIỆU QUẢ?

    1. Đầu tiên nên học thuộc thật kỹ các khái niệm trước vì:

    - Khi thi thầy cô rất hay hỏi về khái niệm phải nêu chính xác hay là đúng nội dung chính.

    - Trong môn này 1 khái niệm thường bao gồm đặc điểm của chế định đó rồi nên mình có thể chia nhỏ ra học và phân tích được đặc điểm của nó dễ dàng hơn. Môn này có đặc điểm là nếu nhớ được tên đặc điểm rồi thì cũng dễ phân tích yêu cầu là có đọc giáo trình chí ít là lướt qua.

     

    2. Nên học theo kiểu:

      Tóm tắt ý chính nhớ ý quan trọng. Không nên học theo đề cương hay câu hỏi làm sẵn bán ở căng tin hay các nguồn khác...

      Khi tóm tắt được ý chính rồi nhớ rồi thì mới đọc vào cụ thể trong giáo trình vở ghi. Nếu vở không ghi kỹ thì nên mượn vở bạn nào đó trong lớp viết kỹ những lời giảng trên lớp vì khi giảng thầy cô giảng thêm rất nhiều khi thi rất hay hỏi thêm về những ý đó.

     

    3. Nên tìm hiểu thêm một số kiến thức xã hội thực tế về các kiểu PL các kiểu NN. Ví dụ như một nước nào đó theo thể chế nào?

     

    4. Về các kiểu NN và các kiểu PL nên học như sau:

    Có một nhận xét được rút ra là: các kiểu NN và PL càng về sau thì càng tiến bộ hơn các kiểu NN và PL trước đó mang cả những đặc điểm của NN và PL trước đó. Cho nên phải học kỹ kiểu NN và PL trước rồi dựa theo đó mà bổ sung những điểm mới những điểm cơ bản của hình thức tiếp theo. Chính cách học này sẽ làm cho dễ nhớ hơn liên kết được các hình thức NN và PL thấy được hạn chế của các kiểu NN và Pl trước đó...

    Môn học này giúp ích về sau rất nhiều. Do đó, khuyên các bạn nên học hiểu , không học tủ, học hết không học theo câu hỏi, đề cương chỉ nhằm mục đích điểm cao.

     

    MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    - Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội

    - Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam - GS.TS Phạm Hồng Thái

     

     
    47431 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    anhminh_2304 (05/09/2019) hungtoaanlak (23/08/2019) minhcuong1704 (01/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #484224   01/02/2018

    kimnganbl717
    kimnganbl717

    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:01/02/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    quy phạm pháp luật và điều luật

    mọi người có thể giúp em câu hỏi này được không?

    cô có cho câu hỏi về tìm hiểu là: tại sao không đặt cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài vào chung một điều luật mà phải tách ra giả định- quy định ở một văn bản luật này, giả định- chế tài lại ở văn bản luật khác ?

    em cảm ơn trước những anh chị đã trả lời nha.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #482119   15/01/2018

    Phamdongmc1212
    Phamdongmc1212

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định cấu thành của Vi phạm pháp luật

    Anh H (25t) là lái xe cho 1 công ty may vào ngày 16/8/2017 H đã tự ý lấy xe của công ty đưa chị T về quê chơi .trên đường về quê H đã đâm xe vào K làm K bị thương nặng .xe oto của công ty bị hư hỏng nặng
     
    Báo quản trị |  
  • #488790   04/04/2018

    LaQuy
    LaQuy

    Male
    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:04/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhận định đúng sai môn Lý luận nhà nước

    mọi người ơi cho mình phiền xí ạ

    trả lời giùm mình câu hỏi sau với

    nhận định sau đúng hay sai?vì sao?

    1.tập quán pháp là loại quyền chủ yếu của pháp luật xã hội chủ nghĩa

    2.chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính quy phạm

    3,khi cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi thì đương nhiên cũng hạn chế năng lực pháp lí

    4.sự kiện pháp lí là điều kiện cần và đủ làm phát sinh một quan hệ pháp luật

    5phải là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật

    6.tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật,không có ở quy phạm xã hội khác

    cảm ơn nhiều ạ

    Cập nhật bởi LaQuy ngày 04/04/2018 08:54:25 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LaQuy vì bài viết hữu ích
    DuongggThuy (29/06/2020)
  • #488898   06/04/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    1. Bạn đánh sai hoặc câu này nói sai "tập quán pháp là loại quyền chủ yếu của pháp luật xã hội chủ nghĩa" chữ "quyền" hay chữ "nguồn"

    Nếu là "nguồn" thì NĐ này là sai mà tập quán pháp chỉ là nguồn bổ sung, bổ trợ khi các văn bản pháp luật chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội.

    2. NĐ sai: vì có những quy phạm khác cũng có tính quy phạm như đạo đức, tôn giáo, tổ chức chính trị - xã hội.. 

    3. NĐ đúng, vì nếu Nhà nước hạn chế NLHV thì cá nhân không thể tham gia một cách tích cực vào các QHPL (tức là không tự mình tham gia các quan hệ PL được). Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các quan hệ PL thông qua hành vi của người thứ ba hoặc được NN bảo vệ trong một số quan hệ PL nhất định.

    4. NĐ sai, vì: Để làm phát sinh một quan hệ pháp luật cần sự tác động của 3 điều kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý. Giải thích thêm: Quy phạm pháp luật tác động tới quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành những quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể có năng lực chủ thể. Như vậy quy phạm pháp luật và năng lực chủ thể là 2 điều kiện chung làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu gắn liền với những sự kiện pháp lý.

    5. "vi phạm" hay "quan hệ" pháp luật. Mình thiên về TH2 hơn. Vậy NĐ này là sai, vi : Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân hay tổ chức và phải có năng lực chủ thể (năng lực hành vi và năng lực pháp luật). NLPL do NN quy định, nó xuất hiện từ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất khi người đó đã chết. Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi. Vậy nên nhận định ....

    6. NĐ đúng, vì tính giai cấp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động

    Một số quan điểm cá nhân, giúp bạn tham khảo

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 07/04/2018 10:03:03 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (06/04/2018)
  • #489151   10/04/2018

    Huyen1211
    Huyen1211

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Văn bản qui phạm pháp luật

    Mọi văn bản qui phạm pháp luật ở Việt nam hoàn toàn có giá trị pháp lít đúng hay sai ạ ???
     
    Báo quản trị |  
  • #489202   10/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Huyen1211 viết:
    Mọi văn bản qui phạm pháp luật ở Việt nam hoàn toàn có giá trị pháp lít đúng hay sai ạ ???

    Trả lời: Sai

     
    Báo quản trị |  
  • #489365   12/04/2018

    Phamhuy99
    Phamhuy99

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    So sánh hiệu lực của văn bản pháp luật

    Cho em hỏi ý nghĩa về mặt nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay ở việt nam và so sánh hiệu lực của các văn bản đó ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #490478   26/04/2018

    Linhnhi0000
    Linhnhi0000

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật

    a/ Một người không hành động thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật. b/ Mọi hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện đều là vi phạm pháp luật. c/ Mọi hành vi trái pháp luật thì đều có lỗi. d/ Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực trách nhiệm pháp lý. e/ A là công dân Việt nam đã 20 tuổi, có hành vi đập phá làm hỏng nhiều đồ đắt tiền của hàng xóm, vậy A đã có hành vi vi phạm pháp luật. f/ Mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý hình sự và phải chịu hình phạt. g/ Trách nhiệm pháp lý chính là chế tài mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng cho chủ thể vi phạm pháp luật. h/ Trách nhiệm pháp lý hình sự chính là hình phạt (chế tài hình sự).

     
    Báo quản trị |  
  • #490703   01/05/2018

    diemcaopldc
    diemcaopldc

    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn lý luận

    1. Nêu VD về một QHPL phát sinh từ sự kiện pháp lý là một hành vi bất hợp pháp 2. Nêu VD về một tổ chức có tư cách pháp nhân. Giải thích? 3. Bình luận ý kiến sau: " Pháp luật là phương tiện duy nhất có chức năng điều chỉnh QHXH"

    Cập nhật bởi diemcaopldc ngày 01/05/2018 12:09:05 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #491272   08/05/2018

    anhhuy1111
    anhhuy1111

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật

    NHẬN ĐỊNH ĐUNG SAI, VÌ SAO
    1.Quy phạm pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, hình thành tự phát, được thực
    hiện chủ yếu trên cơ sở sự tự nguyện của nhân dân.
     
    2. Quyền lực công cộng, tách khởi dân cư là điểm khác biệt cơ bản của quyền
    lực nhà nước so với quyền lực của Hội đồng thị tộc trong xã hội Cộng sản
    nguyên thủy.
     
    ***
    .Giải thích tình huống sau đây thuộc trường hợp áp dụng pháp luật nào:
    Ông T mua một căn nhà cấp 4, diện tích 80 m2. Do căn nhà đã hư hỏng nhiều
    chỗ nên ông muốn sửa chữa lại. Ngày 15/10/2015, ông T mua vật liệu về tiến
    hành sửa chữa. Người hàng xóm hỏi ông đã xin phép chưa? nếu không sẽ bị
    tháo dỡ và xử phạt. Ông T cho rằng, nhà của mình mới mua hợp pháp, hư hỏng
    thì mình có quyền sửa chứ cần gì xin phép. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc với vợ,
    ông nghe theo, viết đơn gởi đến Ủy ban phường X. Ngày 22/10/2015, UBND
    phường X đã có văn bản đồng ý cho ông T sửa chữa nhà ở.
     
    Báo quản trị |  
  • #491416   10/05/2018

    anhhuy1111
    anhhuy1111

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật

    moi nguoi giup minh voi nhe?Cam on moi nguoi.

    Tra loi dung sai, tai sao?

    1. Quy phạm pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, hình thành tự phát, được thực
    hiện chủ yếu trên cơ sở sự tự nguyện của nhân dân.
    2. Quyền lực công cộng, tách khởi dân cư là điểm khác biệt cơ bản của quyền
    lực nhà nước so với quyền lực của Hội đồng thị tộc trong xã hội Cộng sản
    nguyên thủy
    ***
    Giải thích tình huống sau đây thuộc trường hợp áp dụng pháp luật nào:
    Ông T mua một căn nhà cấp 4, diện tích 80 m2. Do căn nhà đã hư hỏng nhiều
    chỗ nên ông muốn sửa chữa lại. Ngày 15/10/2015, ông T mua vật liệu về tiến
    hành sửa chữa. Người hàng xóm hỏi ông đã xin phép chưa? nếu không sẽ bị
    tháo dỡ và xử phạt. Ông T cho rằng, nhà của mình mới mua hợp pháp, hư hỏng
    thì mình có quyền sửa chứ cần gì xin phép. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc với vợ,
    ông nghe theo, viết đơn gởi đến Ủy ban phường X. Ngày 22/10/2015, UBND
    phường X đã có văn bản đồng ý cho ông T sửa chữa nhà ở..
     
    Báo quản trị |