Nhận diện chữ ký giả

Chủ đề   RSS   
  • #505206 19/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Nhận diện chữ ký giả

    Chứ ký là chữ được viết bằng tay và mỗi người có chữ ký khác nhau. Chữ ký có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nên việc làm giả chữ ký ngày một phổ biến. Vì vậy, để giảm rủi ro trong các giao dịch bởi chữ ký giả gây ra thì việc nhận diện chữ ký giả là hết sức cần thiết.

    Như thế nào là giả mạo chữ ký?

    Giả mạo chữ ký là việc tạo ra một chữ ký không thực để đánh lừa người khác.

    Hành vi giả mạo chữ ký bị xử lý thế nào?

    Giả mạo chữ ký của người khác là hành vi trái pháp luật. Tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể bị xử phạt khác nhau.

    Về hành chính, khoản 27 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP, thì giả mạo chữ ký trong lĩnh vực chứng thực có thể bị phạt đến 03 triệu đồng. Hành vi giả mạo chữ ký tác giả có thể bị phạt đến 15 triệu đồng theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP,…

    Về hình sự, hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình phạt đến chung thân (Điều 174 BLHS 2015); Đối với người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác với hình phạt tù đến 20 năm (Điều 359 BLHS 2015).

    Cách nhận diện chữ ký giả

    Tuỳ theo cách chữ ký bị giả mạo mà việc nhận diện chữ ký giả có sự khác nhau, nhưng có thể kể đến các cách nhận diện chữ ký giả sau đây:

    Ký giả theo trí nhớ:

    Nguời mạo chữ ký đã quan sát trước, sau đó nhớ lại các đặc điểm để ký theo chữ ký thật của người bị làm giả.

    Nhận diện: So sánh chữ ký giả với chữ ký thật để xác định có nét thừa hoặc nét thiếu, nét bắt đầu và nét kết thúc, hướng đi của chữ ký.

    Làm giả chữ ký của người khác:

    Đây cũng là trường hợp nhìn chữ ký thật để ký theo. 

    Nhận diện: tốc độ ký chậm, nét không trơn, nét bắt đầu và kết thúc không tự nhiên.

    Đồ tô lại chữ ký:

    Đồ tô lại chữ ký là phương pháp dựa trên cơ sở chữ ký thật rồi dùng một số phương tiện để đồ tô lại chữ ký qua ánh sáng ngược hay giấy than hoặc tô lại qua vết hằn trên tài liệu.

    Nhận diện: tốc độ ký chậm, nét không trơn; mực ở các đường nét đều nhau, có chỗ dừng bút không tự nhiên; có nét đôi của nét đồ và nét tô lại, nếu đồ, tô qua giấy than thì có vết bẩn của giấy than trên tài liệu…

    Chữ ký in:

    Là cách dùng các thiết bị in để in lại chữ ký.

    Nhận diện: chữ ký không có vết hằn trên giấy, màu sắc không tự nhiên, không có vết kéo của đầu bút.

    Cố ý thay đổi chữ ký của mình:

    Trường hợp ký chữký khác 1 phần hoặc toàn bộ chữ ký của mình nhằm mục đích không thừa nhận chữ ký đó.

    Nhận diện: so sánh với chữ ký mẫu về hình dáng các ký tự, điểm bắt đầu và kết thúc, độ đậm nhạt, nét to hay nhỏ của mực, các điểm dừng và lực ấn trên giấy,…

    Thông qua những cách nhận diện chữ ký giả nêu trên sẽ giúp giảm rủi ro pháp lý, từ đó bảo đảm quyền lợi của bản thân. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    8996 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505237   20/10/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Ngoài chuyện nhận diện chữ ký giả thì đôi khi mỗi chúng ta còn có thể gặp phải trường hợp chữ ký thật mà không giống chữ ký thật. Ví dụ như khi bạn làm thủ tục gì đó với ngân hàng.

    Chữ ký thật là vì đó là chữ ký của chính bạn, do bạn tự tay ký. Nó chắc chắn là chữ ký thật.

    Nó không giống chữ ký thật là vì cái gọi là "chữ ký thật" là chữ ký của bạn được đăng ký với ngân trước đó cả chục năm, nhất là khi đó bạn còn rất trẻ. Sau nhiều năm thì chữ ký thật của bạn không có chút xíu gì giống với chữ ký ngày xưa, và hậu quả là bạn gặp rắc rối :|

     
    Báo quản trị |  
  • #505241   20/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    ntdieu viết:

    Ngoài chuyện nhận diện chữ ký giả thì đôi khi mỗi chúng ta còn có thể gặp phải trường hợp chữ ký thật mà không giống chữ ký thật. Ví dụ như khi bạn làm thủ tục gì đó với ngân hàng.

    Chữ ký thật là vì đó là chữ ký của chính bạn, do bạn tự tay ký. Nó chắc chắn là chữ ký thật.

    Nó không giống chữ ký thật là vì cái gọi là "chữ ký thật" là chữ ký của bạn được đăng ký với ngân trước đó cả chục năm, nhất là khi đó bạn còn rất trẻ. Sau nhiều năm thì chữ ký thật của bạn không có chút xíu gì giống với chữ ký ngày xưa, và hậu quả là bạn gặp rắc rối :|

    Trường hợp này bạn nêu thực sự rất hay, chữ ký thật lại không phải là thật. Cách giải quyết có thể nhờ chính quyền địa phương đứng ra bảo lãnh và về sau khi quyết định thay đổi chữ ký thì phải báo trước với ngân hàng để không phải mất nhiều thời gian, công sức mà không rút được tiền.  

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |