Nhà tạm, nhà dột là gì? Lan rộng phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột" do Thủ tướng phát động

Chủ đề   RSS   
  • #611213 06/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 500
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 4240
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 83 lần


    Nhà tạm, nhà dột là gì? Lan rộng phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột" do Thủ tướng phát động

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên cả nước trong năm 2025.

    (1) Như thế nào là nhà tạm, nhà dột?

    Theo quy định, nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, thiếu nhà bếp, nhà vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng

    Trong văn bản hướng dẫn Hướng dẫn 01/HD-SXD của Sở Xây dựng tỉnh Bình định ban hành, nhà tạm, nhà dột nát là nhà có các đặc điểm sau đây:

    Nhà tạm:

    - Nền: bằng đất hoặc lát bằng gạch nhưng không có chít mạch gắn kết bằng vữa xi măng;

    - Sàn: bằng tre, nứa (đối với nhà sàn);

    - Cột, kèo, xà gồ, đòn tay: bằng cây gỗ tạp hoặc bằng tre, nứa..

    - Liên kết cột, kèo, xà gồ, đòn tay không chắc chắn (dây buộc, đinh, chốt gỗ dễ mục ...), không có liên kết bằng bu lông, mộng gỗ....;

    - Tường bao che: bằng đất, phên tre, tôn, bằng gạch rỗng liên kết bằng các thanh luồn qua lỗ gạch….;

    - Mái: lợp bằng vật liệu tranh, rơm, lá các loại;

    - Thiếu nhà bếp, nhà vệ sinh

    Nhà dột nát:

    - Có kết cấu chịu lực bị mối, mục. Tường, mái lợp không có đủ khả năng che mưa, che nắng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

    - Mái bằng ngói, tôn, fibro xi-măng, tranh, rơm, rạ, lá ... đã bị thủng, dột nước, không có đủ khả năng che mưa, che nắng; kết cấu đỡ mái bằng gỗ hoặc sắt bị cong vênh nhiều, nhiều chỗ bị mục;

    - Cột, dầm, sàn, trần bê tông nứt rạn nhiều chỗ, cốt thép bị đứt, lộ rỉ sét nhiều chỗ; móng, tường có vết nứt, mục, cong vênh, có nguy cơ sụp đổ, không còn an toàn cho người ở.

    Theo đó, nhà tạm, nhà dột nát là những căn nhà có kết cấu tạm bợ, dựng lên để ở thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều người dân đã sống trong những căn nhà như vậy suốt thời gian dài. Những căn nhà tạm, nhà dột nát này có nguy cơ sập, đổ bất cứ lúc nào, không đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống bên trong đó.

    Do đó, ngày 13/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên cả nước trong năm 2025.

    (2) Lan rộng phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột" do Thủ tướng phát động

    Phong trào “Xóa nhà dột, nhà tạm” do Thủ tướng phát động được lan tỏa rộng rãi, việc này vừa góp phần ổn định, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vừa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

    Thủ tướng tham gia khởi công xây nhà mới cho hộ gia đình ông Xa Văn Vọng, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

    Thực tế thì việc hành động xóa nhà dột, nhà tạm đã được thực hiện từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên việc Thủ tướng phát động phong trào xóa 100% nhà tạm, nhà dột trong năm 2025 đã làm sức nóng của việc xây nhà cho người dân khó khăn càng được quan tâm nhiều hơn nữa.

    Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm, kịp thời triển khai, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn toàn tỉnh đã hỗ trợ về nhà ở cho 3.656/16.049 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách (đạt tỉ lệ 22,78%).

    Còn tại Tuyên Quang, phong trào xóa nhà dột, nhà tạm đã được triển khai hiệu quả tại xã Minh Hương - một xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Hàm Yên.

    Bắc Giang cũng là địa phương triển khai hiệu quả công tác xóa nhà dột, nhà tạm. Năm 2022-2023, tỉnh Bắc Giang xây dựng hơn 3.000 ngôi nhà từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có căn nhà mới khang trang, ổn định cuộc sống. Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang đề ra chỉ tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ 100% gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh.

    Chương trình vận động, hỗ trợ được triển khai đến từng hộ gia đình; bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch, đúng quy định; phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.

    Từ đó, hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ gia đình để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở; hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

     
    63 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận