Nhà nước sẽ bảo đảm nguồn lực cho hoạt động thông tin cơ sở

Chủ đề   RSS   
  • #611536 15/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 463 lần


    Nhà nước sẽ bảo đảm nguồn lực cho hoạt động thông tin cơ sở

    Ngày 10/5/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở.

    Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở

    Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu, tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân.

    Thông tin cơ sở được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua 08 loại hình thông tin như sau:

    - Đài truyền thanh cấp xã

    - Bảng tin công cộng

    - Bản tin thông tin cơ sở

    - Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở

    - Tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở

    - Cổng hoặc trang thông tin điện tử

    - Mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet

    - Tin nhắn viễn thông.

    Theo chính sách của nhà nước, tại Điều 5 Nghị định 49/2024/NĐ-CP có nêu rõ, nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở.

    Bên cạnh đó, nhà nước sẽ thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin cơ sở cho người tham gia hoạt động thông tin cơ sở.

    Cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân kịp thời

    Việc cung cấp thông tin cơ sở phải thực hiện theo các nguyên tắc được quy định Điều 4 Nghị định 49/2024/NĐ-CP, cụ thể:

    - Thông tin kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

    - Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.

    - Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân.

    - Người dân được bảo đảm và bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

    - Tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân.

    - Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở

    Tại Điều 6 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định các thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở gồm có:

    - Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sự kiện quan trọng liên quan đến người dân ở địa phương.

    - Những thông tin liên quan đến người dân ở địa phương:

    + Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương;

    + Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

    + Thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự ở địa phương;

    + Thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; hỏa hoạn; cấp cứu, dịch bệnh; thảm họa xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;

    + Thông tin về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực;

    + Thông tin các biện pháp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

    + Thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương.

    - Những thông tin khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

    Nhìn chung, các nội dung chủ yếu của thông tin cơ sở là khá rộng và bao quát từ các thông tin về hoạt động của Đảng và Nhà nước, cho đến các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,...và một số sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân.

    So với các loại hình truyền thông khác như báo chí in, báo chí điện tử, phát thanh, truyền hình..., hệ thống thông tin cơ sở đang có số lượng đối tượng quản lý và lực lượng nhân sự làm công tác tuyên truyền đông gấp rất nhiều lần.

    Hệ thống thông tin cơ sở có vai trò là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp với người dân ở cơ sở, cung cấp thông tin thiết yếu sát với nhu cầu của nhóm nhỏ người dân (khác với thông tin báo chí); với khả năng cung cấp thông tin tức thời; là phương tiện phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

    Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định pháp luật đối với lĩnh vực thông tin cơ sở để khẳng định và phát huy vai trò, thế mạnh của toàn bộ hệ thống.

     
    138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận