Nguyên tắc áp dụng văn bản đối với các văn bản có sửa đổi, bổ sung !

Chủ đề   RSS   
  • #605968 08/10/2023

    Nguyên tắc áp dụng văn bản đối với các văn bản có sửa đổi, bổ sung !

    Ở đây ta xem xét đối tượng văn bản quy phạm pháp luật cụ thể là các Nghị định: 

    - Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

    Ta xem xét Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, như tên gọi, bản chất của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP là nghị định quy định việc sửa đổi, bổ sung tại các tọa độ được quy định ở các Nghị định gốc. Thể hiện ở tên gọi tại các Điều 1, Điều 2, Điều 3 và Điều 4, trong đó Điều 3 có tên gọi cụ thể là: 

    Trong đó bao gồm các điểm, khoản nêu cụ thể các tọa độ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Ví dụ cụ thể như: 

    a) Bổ sung điểm l vào sau điểm k khoản 3 như sau:

    Ta có thể thấy, ở đây bản chất của điểm a khoản 1 Điều 1 là quy định sửa đổi, bổ sung tọa độ tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, cụ thể ở đây là “Bổ sung điểm l vào sau điểm k khoản 3”.

    Mặt khác, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP có quy định: 

    1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. (Tức là ngày 31/01/2022).

    Có thể thấy, bản chất của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP là sửa đổi, bổ sung cho các Nghị định quy định chế tài và các vấn đề liên quan, trong đó có Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Do đó, khi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì các tọa độ được quy định là sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sẽ được thay thế bằng các đoạn văn bản cụ thể trong Nghị định số 17/2022/NĐ-CP. Cụ thể với ví dụ nêu trên, cái có hiệu lực sẽ là: 

    a) Bổ sung điểm l vào sau điểm k khoản 3 như sau:

    l) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép.

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.

    Tóm lại, khi Nghị định sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thì nó chỉ thực hiện đúng chức năng của nó là sửa đổi, bổ sung cái Nghị định gốc mà thôi, còn bản chất các “đoạn văn bản” nằm trong Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoặc chế tài.... sẽ có hiệu lực từ quá khứ theo Hiệu lực thi hành của Nghị định gốc. 

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    Vì thế, với những suy nghĩ trên đây, theo mình khi xem xét khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc lựa chọn văn bản để áp dụng, trong trường hợp Nghị định sửa đổi, bổ sung (Ví dụ trên đây là Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) không sửa đổi quy định liên quan đến thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định gốc (Ví dụ trên đây là Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) thì xem xét, đối chiếu ở THỜI ĐIỂM CÁC NGHỊ ĐỊNH GỐC CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH, chứ không thể lấy thời điểm có hiệu lực của văn bản sửa đôi, bổ sung để xem xét, đối chiếu để lựa chọn áp dụng.

    Nguồn: nvqltt.org

     
    1180 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ccqlttkontum vì bài viết hữu ích
    ccqlttkontum (14/10/2023) ThanhLongLS (09/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận