Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành từ mua sắm được xác định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611380 10/05/2024

    Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành từ mua sắm được xác định như thế nào?

    Trong đơn vị sự nghiệp công lập có những loại TCSĐ nào? Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào?

    1. Trong đơn vị sự nghiệp công lập có những loại TCSĐ nào?

    Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC có những loại TSCĐ được phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản như sau:

    - Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm:

    + Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.

    + Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

    + Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

    + Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

    + Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

    + Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

    + Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

    - Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:

    + Loại 1: Quyền sử dụng đất.

    + Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

    + Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

    + Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

    + Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

    + Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại điểm này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC) để thống nhất quản lý.

    2. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BTC có quy định về xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC (trừ tài sản cố định đặc thù) hình thành từ mua sắm như sau:

    Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức sau:

    Trong đó:

    - Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn chỉ được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.

    - Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng (bao gồm cả chi phí cho đấu thầu được bù đắp từ nguồn kinh phí không phải từ khoản thu từ hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

    Như vậy, nguyên giá tài sản cố định hữu hình hình thành từ mua sắm trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo công thức nêu trên.

     
    95 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận