Nguồn kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ đề   RSS   
  • #609086 06/03/2024

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Nguồn kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập

     
    Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 13/2024/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế.


     
    Hướng dẫn nguồn kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập
     
    Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP và khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã như sau:
     
    Thứ nhất, đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (trong trường hợp quy định về cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đã bao gồm kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế): Sử dụng từ nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
     
    Thứ hai, đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù; các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù nhưng trong cơ chế đặc thù không có quy định về chi thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
     
    - Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao hàng năm (ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BTC) để chi trả các chế độ sau:
     
    + Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP;
     
    + Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP;
     
    + Tiếp tục trả nguyên tiền lương hiện hưởng trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng theo quy định tại a khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP;
     
    - Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại (ngoài chế độ tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BTC) tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP theo nguyên tắc:
     
    + Đối với đối tượng cán bộ, công chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thuộc, trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây viết tắt là các bộ, cơ quan trung ương) thì ngân sách trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các bộ, cơ quan trung ương;
     
    + Đối với các đối tượng cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp huyện, xã; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Điều 8 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP), người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thuộc, trực thuộc các đơn vị do địa phương quản lý thì ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
     
    Nguyên tắc tinh giản biên chế
     
    Theo Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định nguyên tác tinh giản biên chế như sau:
     
    - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
     
    - Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
     
    - Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
     
    - Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
     
    - Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
     
    - Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
     
    15 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận