Người Việt Nam và tầm nhìn 100 năm

Chủ đề   RSS   
  • #262631 20/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Người Việt Nam và tầm nhìn 100 năm

     

    Khi nói về người Nhật Bản người ta thường dùng câu “tầm nhìn xa trên 10km” để ban tặng cho họ. Còn khi nghĩ về Việt Nam thì điều đó dường như bình thường, bởi tầm nhìn người Việt không nằm ở khoảng cách kilomet mà đó là thời gian; người lập chính sách nước nhà với tầm nhìn 10 năm, 20 năm thậm chí 100 năm hoặc vô thời hạn. Đề cập đến người Nhật đó là cái khen đáng nỗi tự hào, còn tầm nhìn Việt là sự chua xót đến đau lòng và chỉ biết chê trách.

    Người dân không may sống trong những khu quy hoạch “treo” của Nhà nước thì số phận vô cùng điêu đứng. Nhà hư không sửa được, bán không cho, giấy tờ chẳng có, mưa bão xảy ra thì phải hứng chịu cảnh xập xệ, lầy lội; đất nông nghiệp không cho sản xuất, cỏ mọc hoang dại vào mùa mưa, mùa khô thì bùng cháy lan tràn đến nhà dân; làm chòi nuôi vịt thì chính quyền đập bỏ. Hỏi làm sao dân sống nổi?

    Đấy là tất cả những gì cần nói về khu Nam Sài Gòn “treo” hàng ngàn hecta đất. Đã 17 năm từ khu đô thị này được thành lập, trừ khu Phú Mỹ Hưng được xây dựng khang trang, các khu B, C, D, E còn lại gần như bị tê liệt vì dự án “treo”.

    17 năm là khoảng thời gian một đứa bé chưa ra đời trở nên trưởng thành, tóc xanh đã nhuộm bạc, bao người phải ra đi nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được tiền bồi thường để lo cho cuộc sống của mình. An cư mới lập nghiệp, nhưng chính quyền cứ để người dân trong sự chờ đợi vô vọng, bao giờ họ mới thoát được cảnh “treo” dự án. Đặc biệt, xã Bình Hưng huyện Bình chánh bị treo nguyên xã trong bao nhiêu năm qua. Cái lợi cho sự phồn thịnh của các khu đô thị chưa thấy đâu nhưng người dân đang gánh chịu sự khổ cực thì đã rõ.

    Khu Nam Sài Gòn chỉ là trường hợp điển hình chỉ cho cảnh tượng những khu quy hoạch “treo” toàn nước bao năm qua.

    Liệu chăng đây là tầm nhìn 10 năm, 20 năm hay 100 năm của nhà hoạch định chính sách nên những người bình thường chưa thể thấy cái lợi. Dẫu là bao nhiêu năm đi chăng nữa thì phải chăm lo đời sống người dân trước mắt, đừng để dân khổ bởi những thứ vô bổ của chính sách.

    Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong những chính sách quy hoạch “treo” hại dân này? Xin đừng tránh né, sống chết mặc bay, để dân gánh lấy hậu quả này.

     
    4451 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (20/05/2013) RongPham (20/05/2013) themiracle (20/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #262721   20/05/2013

    Cảm ơn ban ThanhHuu, những bài viết của bạn cho tôi một cái nhìn thực tế rất nhiều chiều về xã hội Việt Nam của chúng ta hôm nay. Nhiều khi tôi cũng tự đặt câu hỏi, ở Việt Nam chúng ta ngành nào đạt được thành công, và tôi phải rất buồn khi thực tế là không một ngành nào ở VN chúng ta thành công cả. Từ y tế, giáo dục, đất đai, giao thông, khoa học...đều rất bung bét, nói một đằng làm một nẻo...Những người được cho là có trách nhiệm họ chỉ biết nói rất hay, hứa rất nhiều nhưng họ chẳng làm được gì cả, chỉ khổ người dân mà thôi, nhất là dân nghèo, rất đáng thương, rất khổ sở trong tất cả các mặt của xã hội chúng ta.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn RongPham vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (20/05/2013)
  • #262738   20/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Mình còn nhớ đi ngang đường Lý Thường Kiệt có 1 cái dự án là "Căn hộ trong mơ" bao năm nay đúng là chỉ có mơ mới thấy căn hộ.

    Đa số nhiều dự án căn hộ hiện nay đang biến thành dự án treo, từ dự án treo thành bãi đỗ xe, khu vực hàng quán...

    Không hiểu sao trong một khoảng thời gian các dự án căn hộ cao cấp, trung cấp lại mọc lên nhiều như vậy? Rồi không có vốn đầu tư dẫn đến việc ngừng họat động. Nếu biết trước thế thì ta dành đất làm bãi đậu xe hay công viên cho người dân phải có lý hơn không.

    Nhiều công trình xây dựng gian dở lại bỏ hoang vì hết vốn, tốn biết bao nhiêu tiền bạc của người đầu tư.

    Đúng là chạy theo phong trào mà không biết con đường đó mặt mũi ra sao.

     
    Báo quản trị |