Người vi phạm nhiều hành vi thì bị lập mấy biên bản vi phạm hành chính?

Chủ đề   RSS   
  • #614582 27/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần
    SMod

    Người vi phạm nhiều hành vi thì bị lập mấy biên bản vi phạm hành chính?

    Khi một người có hành vi vi phạm mà bị xử lý hành chính thì sẽ lập biên bản vi phạm hành chính. Vậy nếu một người vi phạm nhiều hành vi thì người đó bị lập mấy biên bản vi phạm hành chính?

    Khi nào sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính?

    Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính như sau:

    - Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

    + Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;

    + Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.

    Biên bản làm việc quy định trên là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;

    - Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thì biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    - Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

    Như vậy, khi phát hiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ phải lập biên bản vi phạm hành chính, trong một số trường hợp có thể lập biên bản làm việc và chuyển đến bước tiếp theo.

    Người vi phạm nhiều hành vi thì bị lập mấy biên bản vi phạm hành chính?

    Theo Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể như sau:

    - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần.

    Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. 

    Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt;

    - Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;

    - Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;

    - Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;

    - Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm và từng lần vi phạm.

    Như vậy, nếu một người vi phạm nhiều hành vi trong cùng một vụ vi phạm thì sẽ lập một biên bản vi phạm hành chính và ghi rõ từng hành vi vi phạm. Còn nếu vi phạm nhiều hành vi trong nhiều vụ vi phạm thì với mỗi hành vi sẽ lập một biên bản.

    Biên bản vi phạm hành chính ghi nhận những nội dung gì?

    Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    - Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;

    - Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;

    - Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    - Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;

    - Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;

    - Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

    - Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);

    - Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);

    - Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;

    - Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;

    - Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.

    Như vậy, trong biên bản vi phạm hành chính sẽ ghi nhận những nội dung như trên.

     
    596 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (26/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận