Người tố cáo rút đơn thì việc giải quyết tố cáo trong tổ chức Đảng thực hiện thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611107 02/05/2024

    btrannguyen
    Top 500
    Lớp 4

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (376)
    Số điểm: 5969
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 97 lần


    Người tố cáo rút đơn thì việc giải quyết tố cáo trong tổ chức Đảng thực hiện thế nào?

    Tố cáo trong tổ chức Đảng là việc công dân, đảng viên báo cho tổ chức đảng biết về vi phạm mà họ cho là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân. Vậy nếu người tố cáo rút đơn thì việc giải quyết tố cáo trong Đảng thực hiện thế nào?

    Giải quyết tố cáo trong tổ chức Đảng gồm những nội dung nào?

    Căn cứ theo Điều 21 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về nội dung tố cáo phải giải quyết như sau:

    - Đối với tổ chức đảng: 

    + Những nội dung liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; 

    + Đoàn kết nội bộ.

    - Đối với đảng viên: 

    + Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; 

    + Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; 

    + Về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

    - Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

    Như vậy khi tố cáo trong tổ chức Đảng thì giải quyết tố cáo thì đối với tổ chức và cá nhân sẽ có những nội dung khác nhau.

    Người tố cáo rút đơn thì việc giải quyết tố cáo trong Đảng thực hiện thế nào?

    Theo Khoản 4 Điều 20  Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về nguyên tắc giải quyết tố cáo. Trong đó, khi người tố cáo rút nội dung tố cáo thì giải quyết như sau:

    Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

    Cụ thể nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục IV Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021:

    - Nếu người tố cáo xin rút đơn tố cáo hoặc một số nội dung trong đơn tố cáo, nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo có cơ sở thì thực hiện nắm tình hình để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

    - Nếu có cơ sở khẳng định hoặc phát hiện người tố cáo bị ép buộc, đe dọa, mua chuộc thì tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý cho rút đơn tố cáo mà tiếp tục giải quyết tố cáo và phải có biện pháp hoặc yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ người tố cáo; quyết định kiểm tra hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với người tố cáo bị mua chuộc và người mua chuộc.

    - Không giải quyết tố cáo đối với người tố cáo tự nguyện xin rút đơn, đã được tổ chức đảng có thẩm quyền cho rút đơn hoặc đã xem xét, kết luận nhưng tố cáo lại nội dung cũ mà không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc.

    Như vậy, nếu người tố cáo xin rút đơn nhưng tổ chức đảng xác định nội dung có cơ sở thì phải thực hiện nắm tình hình, phát hiện người tố cáo bị ép buộc, đe doạ, mua chuột thì không đồng ý cho rút đơn.

    Trường hợp người tố cáo được cho rút đơn, đã rút đơn rồi nhưng tố cáo lại mà không có thêm tài liệu, chứng cứ mới thì cũng không được giải quyết tố cáo.

    Ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Đảng?

    Theo Điều 19 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

    - Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp. Tổ chức đảng có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách. Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý.

    - Trường hợp đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức.

    Như vậy, thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện theo phạm vi quản lý, phụ trách như quy định trên.

     
    48 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận