Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #602815 25/05/2023

    Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?

    Có thể thấy thì hiện nay có rất nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, một câu hỏi đặt ra là người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:

    Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;

    - Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

    - Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

    Theo đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/ND-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    - Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

    - Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm.

    Nếu hành vi vi phạm trên mà áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

    nguyen-lieu-khong-ro-nguoc-goc

    Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?

    Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

    Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;

    - Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

    Như vậy, thì theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hết tất cả các nguyên liệu vi phạm quy định.

     
    639 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận