Người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?

Chủ đề   RSS   
  • #601768 13/04/2023

    Người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?

    Vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh việc Giám đốc, kế toán trưởng (người quản lý doanh nghiệp nhà nước) và kiểm soát viên làm việc nhà nước là công chức hay viên chức. Văn bản nào quy định về vấn đề này?

     

    Công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào?

     

    Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung 2019 quy định về công chức như sau:

     

    - Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

     

    - Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

     

    Doanh nghiệp nhà nước là gì?

     

    Doanh nghiệp nhà nước được pháp luật giải thích là doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)

     

    Người quản lý doanh nghiệp là công chức hay viên chức?

     

    Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng áp dụng quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:

     

    1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.

     

    2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

     

    3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).

     

    4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:

     

    - Chủ tịch Hội đồng thành viên;

     

    - Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);

     

    - Thành viên Hội đồng thành viên;

     

    - Tổng giám đốc;

     

    - Giám đốc;

     

    - Phó tổng giám đốc;

     

    - Phó giám đốc;

     

    - Kế toán trưởng.

     

    5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).

     

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước như sau:

     

    - Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

     

    1. Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

     

    2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác;

     

    3. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;

     

    4. Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03;

     

    5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.

     

    - Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:

     

    1. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;

     

    2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.

     

    Như vậy, căn cứ vào Điểm đ Khoản 1 Điều 7 nêu trên thì Giám đốc, kế toán trưởng không là công chức, viên chức. 

    Còn kiểm soát viên hiện tại không có quy định cụ thể về việc xác định công chức hay viên chức. Do đó, tùy theo quy chế tuyển dụng đối với vị trí này để xác định.

     
    1389 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lebuuyenulaw@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2023) DAPL (14/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận