Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #528418 17/09/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, xử lý như thế nào?

    >>>Phạm tội khi say phải chịu TNHS như thế nào

    >>>Bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

    Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng dựa trên các yếu tố về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo,… Trong đó, Luật hình sự cũng là một trong số ngành luật có những khác biệt nhất định tại mỗi quốc gia khác nhau. Điều này lý giải thực tế nhiều trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm là tội phạm theo quốc gia này nhưng với Luật hình sự của quốc gia khác đó không phải là hành vi phạm tội.

    Vậy, chiếu theo pháp luật hình sự tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Thẩm quyền tài phán đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định với nội dung:

    Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

    Có thể thấy rằng, nguyên tắc về chủ quyền quốc gia đã được thể hiện rất rõ qua quy định trên. Theo đó, Việt Nam sẽ là quốc gia thẩm quyền xử lý hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này có nghĩa, căn cứ vào các cấu thành tội phạm người nước ngoài thực hiện, họ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật giống như công dân Việt Nam phạm tội theo quy định pháp luật hình sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc trong pháp luật quốc tế thì vẫn tồn tại ngoại lệ. Đó là, trong trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hoặc theo tập quán quốc tế thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

    Về hình phạt đối với người phạm tội, trục xuất là hình phạt đặc thù nhất được áp dụng riêng với đối tượng phạm tội là người nước ngoài. Đối với hình phạt này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2001/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất. Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam), buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 17/09/2019 03:39:42 SA
     
    6722 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận