Trong thời gian sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khi tham gia giao thông, người nước ngoài bắt buộc phải tuân thủ luật giao thông, trong đó bao gồm phải có giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện. Như vậy, người nước ngoài chưa có bằng lái có được thi bằng lái xe tại Việt Nam?
Điều kiện thi bằng lái xe máy đối với người nước ngoài
Để xác định người nước ngoài có được thi bằng lái xe tại Việt Nam cần căn cứ các điều kiện theo Điều 8 Thông tư 46/2012/TT-BGTVT
- Người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam
- Người nước ngoài từ đủ 18 tuổi.
- Người nước ngoài có đầy đủ sức khỏe.
Tuy nhiên, họ phải đọc, hiểu tiếng Việt vì việc thi lý thuyết sát hạch cấp GPLX các hạng trên toàn quốc đều bằng tiếng Việt.
Thủ tục cần chuẩn bị để người nước ngoài thi bằng lái xe tại Việt Nam
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ cần chuẩn hồ sơ sau:
- Bản sao chụp hộ chiếu có thời gian lưu trú trên 3 tháng.
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe cho người nước ngoài theo mẫu
- Thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trúc hoặc visa hoặc chứng minh thư của người nước ngoài
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Mức lệ phí cấp giấy phép lái xe dành cho người nước ngoài cũng tương đương như đối với người trong nước.
Trong trường hợp, người nước ngoài đã có giấy phép lái xe được cấp tại nước ngoài, có thể đổi để sử dụng tại Việt Nam.
Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo khoản 10, điều 33 “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam“.
Lưu ý là không áp dụng đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.
Thủ tục đổi Giấy phép lái xe cho người nước ngoài cần có
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (mẫu dùng cho người nước ngoài).
- Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc và đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe.
- Bản sao hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam).
- Bản sao chụp một trong các giấy tờ sau đây: thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.