Người ngoại tình có quyền đòi chia tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #513461 01/02/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Người ngoại tình có quyền đòi chia tài sản?

    Ông nội đi theo "vợ bé" đã 33 năm, đối xử tệ bạc với gia đình và giờ đòi chia mảnh đất bà nội để lại cho bố mẹ và các cô chú. Việc này xảy ra khi bà nội vừa mất. Gia đình cho rằng ông nghe lời xúi giục của mấy người con riêng nên làm vậy. Công an xã theo nguyện vọng của ông đến cưỡng chế. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này đất thuộc về ai?

     

     
    2491 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527998   10/09/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Trường hợp của bạn không nói rõ mảnh đất kia đã được để lại theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật cho bố mẹ và cô chú bạn. Tuy nhiên dù trong trường hợp nào thì theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Như vậy, mặc dù bà của bạn không để lại di sản thừa kế cho ông nhưng mặc nhiên ông bạn vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #528134   13/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Nếu trường hợp này bà nội mất để lại di chúc thì phụ thuộc vào nội dung di chúc.Tuy nhiên, ông nội vẫn  được hưởng ít nất hai phần ba của suất  thừa kế.Đó là phần ít nất mà ông được ưởng theo quy định bộ luật dân sự 2015 về thừa kế

     
    Báo quản trị |  
  • #528137   13/09/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Do vấn đề của bạn có thể liên quan nhiều đến các QPPL đã hết hiệu lực và thông tin bạn cung cấp cũng thiếu do vậy khó xác định.

     
    Báo quản trị |  
  • #528151   13/09/2019

    Đầu tiên cần xác định rõ:

    1. Tại thời điểm bà nội của bạn mất, quan hệ hôn nhân của ông và bà còn được công nhận theo quy định của pháp luật không?

    2. Mảnh đất là tài sản chung hay riêng theo quy định của pháp luật?

    Dựa vào 2 điều kiện trên chúng ta mới xác định được phần tài sản của ông nội bạn được hưởng là bao nhiêu.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn darkdeath666 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/09/2019)
  • #528342   15/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Vào thời điểm bà của bạn mất thì phải xem quan hệ vợ chồng còn được công nhận theo quy định của pháp luật không. Nếu còn thì ông vẫn mặc nhiên là chồng và được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của chi chúc dù bà có để lại hay không. Vấn đề này được quy định ở Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau: 

    "Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."
     
    Báo quản trị |  
  • #553378   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Trong trường hợp của bạn vì dù ông nội bạn bỏ đi theo người khác nhiều năm nhưng về mặt pháp lý nếu ông nội và bà nội bạn chưa ly hôn thì họ vẫn được xem là vợ chồng nên Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

     
    Báo quản trị |  
  • #553541   30/07/2020

    Việc ngoại tình không làm mất đi quyền của người này đối với tài sản của họ bạn nhé. Nếu đây là tài sản chung của vợ chồng thì ông này vẫn có quyền yêu cầu phân chia. Thêm nữa, nếu giữa hai người chưa thực hiện thủ tục ly hôn thì về mặt pháp lý, người này vẫn được xác định là chồng và vẫn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

     

     
    Báo quản trị |