Người mua có nên kiện mở thủ tục phá sản với Doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #449176 10/03/2017

    Người mua có nên kiện mở thủ tục phá sản với Doanh nghiệp?

    Gần đây, sự kiện lần đầu tiên khách hàng mua chung cư thắng kiện mở thủ tục phá sản đối với nhà đầu tư đang là sự kiện khá”hot” trong cộng đồng những người quan tâm đến pháp luật. Bởi người yêu cầu mở thủ tục là một người tay ngang tìm hiểu pháp luật và đã thành công trong việc áp dụng Luật phá sản 2014 để đòi lại nợ. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu cơ sở pháp lý của sự kiện này xem sao nhé:

    Đầu tiền theo luật phá sản 2014, chủ nợ, người lao động… đều có khả năng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    Khoản 1 điều 4, Luật phá sản 2014: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

    Như vậy nếu người mua đã thực hiện nghĩa vụ của mình mà đến hạn Doanh nghiệp không thể thực hiện lại nghĩa vụ tài sản, hay không thể thanh toán cho người mua quá 3 tháng thì người mua hoàn toàn có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp này.

    Tuy nhiên, việc doanh nghiệp này có thể bị phá sản thì hoàn toàn có thể, nhưng việc người mua nhận lại được tiền của mình là một vấn đề hoàn toàn khác. Bởi theo điều 54 trong luật này thứ tự phân chia tài sản được tính như sau:

    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

    a) Chi phí phá sản;

    b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    Như vậy, người mua chính là người cuối cùng được trả nợ trong danh sách trên, và nếu như doanh nghiệp thực sự bị phá sản và khoản tiền cuối cùng không đủ để thanh toán các khoản nợ thì người mua coi như sẽ mất trắng số tiền này. Đây cũng là điều mà các chủ nợ cần phải đắn đo khi yêu cầu mở thủ tục phá sản với một doanh nghiệp. Bởi lẽ, bản thân vừa không lấy lại được tiền lại mất thêm thời gian và chi phí để tham gia vào thủ tục phá sản của “con nợ” khó đòi này.

    Không biết lựa chọn cách đòi nợ trên có đem lại hiệu quả thực sự cho khách hàng trên hay không, nhưng hiệu quả của việc truyền thông, phổ biến Luật phá sản 2014 có vẻ như đã rất thành công. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này không?

     

    Cập nhật bởi thanhchiencn ngày 10/03/2017 09:59:22 SA
     
    5649 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449289   11/03/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Đọc bào viết của bạn xong, mình đã download luật phá sản về in ra và đọc. Mình là dân luật được phổ biến mà vẫn chưa đọc kĩ huống gì là mọi người không được học luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #450082   21/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Từ khi còn đi học mình luôn có nhận định về vấn đề trên như sau, chủ nợ không đảm bảo mà yêu cầu thủ tục phá sản thì cảm giác giống như một canh bạc.

    Nếu doanh nghiệp, công ty phá sản còn nợ sau khi đã thanh toán các chi phí hopwj lý, lương cho người lao động (trừ tài sản đảm bảo),... mà còn thì là có thể đòi được, dù ít dù nhiều,

    Còn nếu ngược lại sau khi thanh toán xong doanh nghiệp không còn tài sản thì mặc dù trên luật pháp là đã thanh toán, chủ nợ đã đòi lại được tài sản, luật phá sản đã thành công. Tuy nhiên, trên thực tế có thể chủ nợ sẽ không nhận được lại tài sản hoặc tài sản không bằng với khoản nợ ban đầu...

    Vì vậy, đối với vấn đề trên nói thiệt là thấy mong manh lắm, trừ trường hợp khi yêu cầu thủ tục phá sản, chủ nợ chắc chắn được rằng doanh nghiệp còn tài sản thanh toán, đủ điều kiện thanh toán (đói với người mua nhà rất hiếm), hoặc nợ có đảm bảo. 

     
    Báo quản trị |  
  • #451910   16/04/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Đọc bài viết xong rút ra 3 bài học

    1. Kiện mở thủ tục phá sản đối với PVC Land của người mua chung cư là hơi "dại".
    2. Trong hợp đồng lẽ ra phải có điều khoản bảo lãnh của Công ty mẹ 
    3. Ngay cả PVC Land được hậu thuẫn bởi PVC mà còn làm ăn thua lỗ thì huống hồ gì các chủ đầu tư khác. Nên người mua nhà ở tương lai gặp rủi ro cao.
     
    Báo quản trị |  
  • #453984   20/05/2017

    Trong trường hợp này nếu người mua nhà chung cư yêu cầu phá sản đối với chủ đầu tư với chủ đầu tư vô tình tạo ra bất lợi cho  người mua nhà nếu doanh nghiệp được tuyên bố phá sản. Những bất lợi có thể kể đến là:

    - Theo thứ tự phân chia của Luật phá sản 2014 thì người mua nhà là chủ nợ không có đảm bảo thì khi tiến hành phân chia tài sản mà chủ đầu tư còn nợ thì số tiền nhận lại rất ít so với thực tế chủ đầu tư nợ minh.

    - Các nghĩa vụ mà chủ đầu tư đã ký kết trong hợp đồng mua bán nhà chung cư bị mất đi, như làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở...

     
    Báo quản trị |