Chào chị,
Theo Điều 48 Bộ Luật lao động 2012:
"Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc."
Và Khoản 2 Điều 43 Luật việc làm 2013:
"Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp"
Như vậy, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, do đó, khi người lao động cao tuổi nghỉ thì phải NSDLĐ phải trợ cấp thôi việc cho thời gian người đó không đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, chế độ đối với người lao động cao tuổi còn có quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động 2012:
"Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
...
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định."
Vì người đang hưởng lương hưu không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nên trong kỳ trả lương bên chị phải chi trả thêm một khoản tiền tương ứng các khoản đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi.