Trong quá trình vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng thuê, tài xế lái xe vận chuyển hàng hóa gây tai nạn không đáng có thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về người lái xe hay bên thuê người vận chuyển?
Đây có lẽ đây vẫn là câu hỏi thường gặp dành cho các tài xế khi nhận lái xe thuê trong quá trình vận chuyển hàng hóa lỡ khi gặp các sự cố không đáng có. Vậy pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm bồi thường?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NLĐ gây ra
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì được căn cứ theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Cụ thể trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Theo quy định này thì khi người của pháp nhân gây ra tai nạn thì pháp nhân phải là người chịu trách nhiệm bồi thường ban đầu cho nạn nhân.
Lưu ý: Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người nhận hợp đồng thuê xe cần chú ý mặc dù trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên pháp nhân mà mình trực thuộc tuy nhiên họ vẫn có thể đòi lại khoản tiền đã bồi thường.
Ngoài ra tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bồi thường
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo quy định này nếu trong trường hợp gây ra tai nạn mà không thuộc lỗi của tài xế lái xe thì vẫn phải bồi thường tuy nhiên sẽ được giảm mức bồi thường
Trong trường hợp khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Việc mức bồi thường sẽ được quy định theo mức giám định thương tật của cơ sở ý tế được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Như vậy, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài xế lái xe của của mình gây ra tai nạn, sau đó doanh nghiệp có thể yêu cầu người làm thuê hoàn trả lại sau.