Người dưới 15 tuổi có được giao kết hợp đồng lao động không?

Chủ đề   RSS   
  • #185489 14/05/2012

    lamdaodat

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người dưới 15 tuổi có được giao kết hợp đồng lao động không?

    Người dưới 15 tuổi có được giao kết hợp đồng lao động không?

    Người lao động có được ủy quyền cho người khác để giao kết hợp đồng  với người sử dụng lao động không.

    Nếu chấm dứt hợp đồng hợp pháp trong mọi trường hợp thì người lao đông có được hưởng trợ cấp thôi việc không
     
    28057 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #185500   14/05/2012

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Người dưới 15 tuổi không đủ năng lực hành vi dân, nên không đủ tư cách ký kết hợp đồng lao động!

    Rất mong dân luật hạn chế những câu lý thuyết và chuyển vào mục sinh viên! Hoặc buộc khi đăng ký thành viên phải cung cấp thông tin cá nhân để việc tư vấn ngày càng tốt hơn

    ====
    BQT: Luật sư có thể bỏ qua những chủ đề như thế này, BQT sẽ chuyển chủ đề tương tư như chủ đề này qua các chuyên mục phù hợp của thảo luận chung.

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (19/07/2017)
  • #185576   14/05/2012

    quocvinh293
    quocvinh293

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    xin chào bạn !

    -  vấn đề 1 bạn hỏi hơi chung chung ( làm việc trong nước hay cho doanh nghiệp nước ngoài ? )  nên mình chỉ có ý kiến như sau:

    -  theo quy định tại khoản 3 điều 5 nghị định 44/2003 quy định chi tiết 1 số điều của luật LĐ và điều 120 của Bộ luật Lao động thì của Bộ luật Lao động có thể được giao kết hợp đồng lao động .
     
     Khoản 
    3 điều 5 nghị định 44/2003 quy định "Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Lao động, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó mới có giá trị."=> có thể giao kết HĐLĐ

    - vấn đề 2 bạn hỏi mình xin có ý kiến sau:

    1. Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động. Trường hợp do người uỷ quyền hợp pháp ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động. Hợp đồng này có hiệu lực như ký kết với từng người và chỉ áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động cần lao động để giải quyết một công việc nhất định, theo mùa vụ mà thời hạn kết thúc dưới 12 tháng hoặc công việc xác định được thời gian kết thúc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
    -  vấn đề 3 :

    Điều 13 nghị định 44/2003 . Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.


     
    Báo quản trị |  
  • #185598   14/05/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    quocvinh293 viết:
    xin chào bạn !

    -  vấn đề 3 :

    Điều 13 nghị định 44/2003 . Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ tr��ờng hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.


    Vấn đề này bạn lạc đề rồi! Đề bài là hỏi về trợ cấp thôi việc! Và câu trả lời là không!
    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 14/05/2012 09:06:04 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #185662   14/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Liên quan đến HĐLĐ đối với người dưới 15 tuổi, mời các bạn tham khảo Thông tư số21/1999/TT-BLĐTBXH. 
     
    @ !

    Nghị định số02/2001/NĐ-CP mà bạn trích dẫn đã hết hiệu lực rồi. Nó được thay thế bởi Nghị định số139/2006/NĐ-CP.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 14/05/2012 11:04:52 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #185908   15/05/2012

    quocvinh293
    quocvinh293

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    -   Cảm ơn ý kiến của bạn BACHTHANHDC về thông tin Nghị định số02/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số139/2006/NĐ-CP nhưng trong bài mình chỉ đề cập đến điều 5 NĐ 44 và điều 120 BLLĐ thôi.
    -   Còn vấn đề 3 bạn lamdaodat hỏi " Nếu chấm dứt hợp đồng hợp pháp trong mọi trường hợp thì người lao đông có được hưởng trợ cấp thôi việc không " thì bạn nguyenkhanhchinh trả lời là không mình cũng đồng ý với quan điểm này nhưng bạn chưa đưa ra cơ sở pháp lý quy định ở đâu nên mình trích khoản 1 điều 42 luật lao động quy định chỉ người nào chấm dứt hợp pháp và đã làm việc từ đủ 12 tháng trỏ lên mới được người sử dụng lao động trợ cấp thôi việc. hoặc giả sử 1 người ký hợp đồng lao động sau ngày 1/1/2009 ( thời gian người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp ) thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp không được tính để làm cơ sở để tính trợ cấp thôi việc. Liên quan vấn đề này mời bạn lamdaodat tìm văn bản đọc thêm để có câu trả lời rõ hơn.



    Cập nhật bởi quocvinh293 ngày 15/05/2012 09:00:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #213696   14/09/2012

    lytanhuynh
    lytanhuynh

    Male
    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 323
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    chào ban!

    Theo Điều 6 BLLĐ quy định nguoi lao động là người ít nhất 15 tuổi và có khả năng lao động, tức là người chưa đủ mười lăm tuổi thì chưa đủ năng lực pháp luât để giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên trừ những công việc  mà BLĐTBXH cho phép giao kết hợp đồng lao động với trẻ em tai TT21/1999/TT-BLDTBXH (Điều 2. Danh mục công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc

    1. Diễn viên: múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối v.v...), điện ảnh;

    2. Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chẩm nón, dệt chiếu, nghề trống (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn);

    3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, đan võng, làm tranh Đông Hồ, làm chổi, mây tre đan (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn);

    4. Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng;

    5. Một số nghề, công việc khác: sản xuất thảm bèo lộc bình, chẩm nón, nuôi tằm, chế biến chè búp khô, chấm vẽ men gốm, vệ sinh hoa quả tươi và cho vào bị nilon, hái chè, lột vỏ, phân loại tôm nguyên liệu (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn). tuy nhiên phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.

     

    Cập nhật bởi lytanhuynh ngày 14/09/2012 04:45:35 CH

    "Nơi không có quyền lực cộng đồng thì không có pháp luật, nơi không có pháp luật thì không có gì gọi là công bằng"

     
    Báo quản trị |  
  • #499426   12/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Lưu ý trường hợp là người lao động dưới 15 tuổi

    Hiện nay tình trạng lao động trong độ tuổi chưa thành niên khá nhiều vì các em thôi học sớm, đó là nguồn lao động được các người sử dụng lao động khai thác. Bên cạnh có rất nhiều trường hợp người chưa thành niên bị các người sử dụng lao động sử dụng vào các công việc không phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của các em. Do đó nhà nước cần có sự kiểm soát vấn đề này nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật lao động và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên.

    1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

    a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

    b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

    c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;

    3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.’

    - Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

     
    Báo quản trị |  
  • #500373   23/08/2018

    Người dưới 15 tuổi không được giao kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động phải thông qua người giám hộ.

    Người lao động có thể ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động thông qua giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

    Nếu chấm dứt hợp đồng hợp pháp và đảm bảo đủ về thời gian làm việc, thời gian đóng BHXH thì người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #501260   31/08/2018

    + Người dưới 15 tuổi không được trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
     
    + Người lao động có thể ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
     
    + Nếu chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định và thời gian làm việc cùng với thời gian người lao động đã đóng BHXH nếu đủ điều kiện thì người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc.
     
    Báo quản trị |