Đây là nội dung tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ 15/11/2020.
Điều 34 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử lý vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, phạt tiền từ 3 - 5 triệu khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm các điều sau:
Điều 34 Nghị định 117/2020/NĐ-CP - Hình minh họa
Vậy người đứng đầu cơ quan tổ chức trong quy định trên là ai?
Theo Điều 2 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
- Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại, gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư là cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước
- Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
- Tổ hợp tác;
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Ai là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trên?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về ai là người đứng đầu của các tổ chức trên. Ta chỉ có thể xác định người đứng đầu thông qua các chức danh quản lý và lãnh đạo của các tổ chức trên.
- Đối với tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Dựa trên Điều lệ doanh nghiệp ta có thể xác định người đứng đầu theo điều lệ doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn là giám đốc (Tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng thành viên,….
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã: Dựa vào Điều lệ hợp tác xã ta có thể xác định được cơ quan quản lý hợp tác xã là Hội đồng quản trị với người đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị bên cạnh đó còn bao gồm Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. (Điều 37, 38 Luật hợp tác xã 2012).
- Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại: người đứng đầu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được xác định dựa trên điều lệ tổ chức kinh tế đó có thể là giám đốc (Tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng thành viên,…. Người đứng đầu văn phòng đại diện được xác định theo Điều lệ văn phòng đại diện.
- Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam: Người đứng đầu xác định dựa trên Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Luật Cán bộ, công chức 2008 và quy định pháp luật khác có liên quan,
- Tổ hợp tác: Người đứng đầu là Ban điều hành tổ hợp tác theo quy định tại Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao: Tùy vào vai trò trong mỗi cơ quan mà người đứng đầu trong cơ quan nhà nước sẽ khác nhau ví dụ: Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND,...
Nội dung trên đây mang tính liệt kê dựa trên cơ sở tổng hợp các quy định của pháp luật, các bạn xem qua và đóng góp ý kiến nhé!