Người điều khiển xe ô tô đổ xe trên dốc không chèn bánh thì bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #601961 20/04/2023

    Người điều khiển xe ô tô đổ xe trên dốc không chèn bánh thì bị xử phạt như thế nào?

    Có thể thấy thì hiện nay xe ô tô đổ ở trên dốc rất nhiều, một câu hỏi đặt ra là người điều khiển xe ô tô đổ xe trên dốc không chèn bánh thì bị xử phạt như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Người điều khiển xe ô tô đổ xe trên dốc không chèn bánh thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về người điều khiển xe ô tô để xe trên dốc không chèn bánh thì bị xử phạt như sau:

    - Người điều khiển xe ô tô đỗ xe trên dốc không chèn bánh thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

    Ngoài ra, căn cứ tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì người điều khiển xe ô tô đổ xe trên dốc không chèn bánh ngoài bị phạt tiền ra thì người điều kiển xe ô tô thực hiện hành vi còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu mà gây tai nạn giao thông.

     

    do-xe-tren-doc-khong-chen-banh-xe

    Người điều khiển xe ô tô đổ xe không chèn bánh thì bị xử phạt như thế nào

    Người điều khiển xe ô tô không được dừng xe và đỗ xe ở những vị trí nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về người điều khiển xe ô tô không được dừng xe và đỗ xe ở những vị trí sau:

    - Bên trái đường một chiều;

    - Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

    - Trên cầu, gầm cầu vượt;

    - Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

    - Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

    - Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

    - Nơi dừng của xe buýt;

    - Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

    - Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

    - Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

    - Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

    Người điều khiển xe ô tô khi dừng xe và đỗ xe ô tô trên đường bộ phải thực hiện quy định nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về người điều khiển xe ô tô trên đường phố như sau:

    - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

    - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

    - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

    - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

    - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

    - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

    - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

    Người điều khiển xe ô tô đỗ xe cách vị trí ô tô kia đường là bao nhiêu mét?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về người điều khiển xe ô tô cách vị trí ô tô của xe bên kia đường như sau:

    - Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

    Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển ô tô cách vị trí ô tô bên kia đường tối thiểu là 20 mét nếu trong trường hợp là đường phố hẹp.

     
    201 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận