Người đi bộ sai Luật sẽ bị xử lý hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #330992 01/07/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Người đi bộ sai Luật sẽ bị xử lý hình sự

    Một thành viên Dân Luật thắc mắc như sau: Người đi bộ không chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… có bị xử phạt hay không?

    Trả lời:

    Căn cứ điều 9 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với từng mức phạt tương ứng.

    Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

    c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    Căn cứ điều 203 Bộ luật Hình sự 1999: Nếu người đi bộ sai luật mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm.

    Điều 203.Tội cản trở giao thông đường bộ

    1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

    b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

    c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

    d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

    đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

    e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

    g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

    h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến  hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

     

     
    43391 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #331868   06/07/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Tôi cho rằng tội này chỉ đặt ra vấn đề đối với việc xâm phạm đến các công trình giao thông đường bộ làm cản trở giao thông gây tai nạn, chứ không phải điều luật nhắm đến hành vi đi bộ gây cản trở giao thông, mặc dù chúng ta có thể hiểu hành vi khác cũng là hành vi đi bộ này. Trong trường hợp này, luật chưa quy định về nội dung này cụ thể nên tôi cho rằng có thể xem xét ở tội thuộc điều 98, 99, 108 hoặc 109 BLHS tùy tình tiết vụ việc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    tienphamtourist (19/01/2015)
  • #335900   29/07/2014

    thainguyen007
    thainguyen007

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    đây là bằng chứng trong thực tế đã từng xét xử người đi bộ "  tội cản trở giao thông đường bộ http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=177340

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thainguyen007 vì bài viết hữu ích
    tienphamtourist (19/01/2015)
  • #368071   19/01/2015

    tienphamtourist
    tienphamtourist

    Male
    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy Bác cho em hỏi, vụ tai nạn giao thông dưới đây là của em. bản kết luận điều tra của công an sau đây thì trách nhiệm bồi thường thuộc bên nào ( người điều khiển xe môtô hay người đi bộ), mức độ xử phạt ra sao? 

    Tại nạn giao thông sảy ra do lỗi hỗn hợp giữa 2 bên, hậu quả anh Huỳnh Thanh Phước ( người bộ hành) chết. Phần lỗi nghiêng nặng về người bộ hành, băng qua đường sai luật, không có tín hiệu xin qua đường, thiếu quan sát khi qua đường và tham gia giao thông khi say rượu.

    Giả sử anh Tiến không va chạm với anh Phước thì trong tình trang say rượu anh Phước có khả năng cao gây ra hậu quả nghiêm trọng khi băng qua 8 làn xe trên Quốc lộ 51 ( QL 51 có 2 chiều xe, mỗi chiều 4 làn xe chạy từ ngã 4 Vũng Tàu đi TP.Vũng Tàu và ngược lại)

    Câu hỏi em nhờ sự tư vấn của luật sư như sau:

    01, Em biết lỗi của người điểu khiển xe môtô là đi sai làn đường quy định, thiếu quan sát khi tham gia giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm 01 người chết. khi tham gia giao thông em có đầy đủ các giáy tờ ( CMND, bằng lái xe còn hiệu lực, bảo hiểm xe, giấy đăng ký xe, giấy đăng ký sử dụng đường bộ, có đội mũ bảo hiểm và chạy đúng tốc độ quy định ) do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan tham gia cùng quần chúng nhân dân truy đuổi, bắt cướp bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Tai nạn sảy ra là do lỗi hỗn hợp của 2 bên, người bộ hành tử vong đã băng qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và không có điểm mở qua đường, trong khi trong người đã có men bia – rượu ( nồng độ cồn 131.1ng/dl – em không hiểu về đơn vị đo nồng độ cồn trong bản kết luận của cơn quan điều tra – file đính kèm), như vậy thì lỗi bên nào nặng hơn, nếu lỗi của người bộ hành nặng hơn thì việc khởi tố em tội điều khiển xe máy “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, khoản 1, điều 202 Bộ luật hình sự là đúng hay sai ?

    02. Vì người tử vong băng qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và không có điểm mở qua đường, trong khi trong người đã có men bia – rượu nên có thể bị kết tội theo mục H, khoản 1, điều 203 bộ luật hình sự “ tội cản trở giao thông đường bộ” gây hậu quả nghiêm trọng hay không ?

    03. Nếu có phải bồi thường thiệt hại thì em phải bồi thường số tiền là bao nhiêu?

    theo em tìm hiểu thì người bộ hành vi phạm các lỗi sau:

    -          vi phạm luật giao thông đường bộ theo mục 2 và 4 điều 32 Bộ luật giao thông đường bộ

    -          phạm tội Cản trở giao thông đường bộ tại mục H, khoản 1, điều 202 Bộ luật hình sự.

    -          nồng độ cồn trong máu cao: 131.1 mg/ml ( bản kết luật của cơ quan điều tra công an huyện Long Thành ghi 131.1ng/dl)

    BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA

    Vụ án: Phạm Minh Tiến

    Can tội: Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra ngày 09/07/2014

    Tại QL 51, Km 32+600 hướng Long Thành đi Bà Rịa Vũng Tàu thuộc ấp 3, xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

    Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số 22/KLĐT-CQĐT ; quyết định khởi tố bị can số 394/QĐ-CQĐT ngày 12/11/2014 của cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

    Quyết định phê chuẩn Quyết định Khởi tố bị can số 391/VKS-HS ngày 12/11/2014 của VKSND huyện Long Thành đối với bị can có lai lịch như sau:

    1/ Họ tên: Phạm Minh Tiến, Sinh năm: 1990, tại: Vĩnh Phúc, Giới tính: Nam

    Nơi đăng ký HKTT: Ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long thành, tỉnh Đồng Nai

    Sau khi kết thúc điều tra đã có đủ tài liệu, chứng cứ kết luận:

    I.                   NỘI DUNG SỰ VIỆC PHẠM TỘI

    Khoảng 20h00 ngày 09/07/2014, tại QL 51, KM 32+600 hướng Long thành – Bà Rại Vũng Tàu thuộc ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô to BS 60C1 – 339.16 và người bộ hành. Hậu quả anh Huỳnh Thanh Phước ( người bộ hành) chết, Phạm MinhTiến điều khiển xe mô tô 60C1 – 339.16 bị thương tích nhẹ và xe mô tô bị trầy xước phần đầu xe phía bên trái.

    Nguyên nhân cũng vào thời điểm trên hướng Vũng Tàu đi TP. Hồ Chí Minh xảy ra 1 vụ cướp xe mô tô 02 ( hai) đối tượng đã cướp được xe chạy tẩu thoát ngược chiều hướng Bà Rịa Vũng Tàu đi TP. Hồ Chí Minh, người bị hại còn đang chạy bộ hai tay giữ vào cản yên xe phía sau truy hô cướp, đối tượng ngồi sau xe mô tô dúng khúc cây gỗ dài khoảng 01 ( một) mét đường kính 03 ( ba ) cm đánh nhiều cái vào tay và vai người bị hại, đối diện trước mặt anh Phạm Minh Tiến đang dừng xe sát lề đường hướng Long Thành đi Vũng Tàu. Phát hiện sự việc như vậy anh Tiến điều khiển xe mô tô BS 60C1 – 339.16 chạy hướng Long Thành đi Vũng Tàu với ý định chặn đầu 02 ( hai ) tên cướp đang điều khiển xe cướp được chạy bên kia phần đường hướng Long Thành đi Vũng Tàu ( hướng ngược chiều so với quy định). Khi xe anh Tiến chạy được khoảng 100m gần sát vào dải phân cách cứng giữa hai làn đường với tốc độ khoảng 50km/giờ cùng lúc nạn nhân anh Hồ Thanh Phước đang ngồi ăn cơm ở nhà chị Tôn Nữ Diệu Phương, SN: 1968 ngụ tại ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai sát với mặt đường QL 51 cũng nghe truy hô cướp bên kia đường , anh Phước chạy ra để hỗ trợ bắt cướp băng ra ngay trước đầu xe mô tô do anh Tiến điều khiển, bánh trước xe mô tô đã đụng vào phía sườn sau của anh Phước. Tai nạn xả ra, anh Phước ngã xuống đường sát dải phân các cứng , anh Tiến và xe môtô ngã cách anh Phước 05m về hướng Vũng Tàu, hậu quả anh Phước chết.

    Kết quả giám định pháp y anh Phước bị chấn thương sọ não ( dập não), nồng độ cồn trong máu 113.1ng/dl.

    Vụ tai nạn giao thông trên xác định lỗi hỗn hợp giữa xe môtô BS 60C1 – 339.16 do anh Phạm Minh Tiến điều khiển đi sai làn đường quy định, nạn nhân Huỳnh Thanh Phước băng qua đường trong đoạn đường không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và đoạn đường không có điểm mở để sang đường. Về phần giải quyết dân sự, anh Phạm Minh Tiến đã hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 15.000.000 VNĐ ( mười lăm triệu đồng tiền mai táng), nạn nhân có 02 con nhỏ ( một đứa 2 tuổi và 1 đứa 8 tuổi) vợ nạn nhân là Nguyễn Thị Tầm, SN: 1984 kê khai yêu cầu phía anh Tiến hỗ trợ tổng cộng 84.000.000 ( tám mươi bốn triệu đồng) tiền chi phí mai táng, xây mộ và tiền nuôi 2 đứa con đến tuổi trưởng thành, anh Tiến và gia đình xin hỗ trợ 50.000.000 ( năm mươi triệu đồng) nhưng phía gia đình nạn nhân không đồng ý vì vậy về mặt dân sự không có sự thống nhất. Vụ án trên lỗi hỗn hợp nguyên nhân do đôi bên đều tham gia bắt cướp. ngày 12/11/2014 Cơ quan điều tra huyện Long Thành đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và báo cáo đăng ký chưa xuất cảnh đối với Phạm Minh Tiến về hành vi Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

    I.                   LÝ LỊCH BỊ CAN

    1/ họ tên; Phạm Minh Tiến, SN; 1990, tại Đồng Nai, giới tính: Nam

    Nơi đăng ký HKTT: ấp 3, xã Phước Thái, huyên Long Thành, tỉnh Đồng Nai

    Nghề nghiệp: Hướng Dẫn Viên Du Lịch; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: không

    Con ông : Phạm Khắc Toản, SN: 1952

    Con bà: Tống Thị Hòa, SN: 1955

    Gia đình có 02 anh em, bị can al2 con thứ 2 trong gia đình

    Tiền án, tiền sự: không

    Hiện tại, Phạm Minh Tiến đang được khởi tố tại ngoại

    II.                NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ

    Căn cứ tái liệu, chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án, xác định Phạm Minh Tiến điều khiển xe mô tô 60C1 – 339.16 đi sai làn đường quy định, nạn nhân Huỳnh Thanh Phước băng qua đường trong đoạn đường không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và không có điểm mở để sang đường, hậu quả Huỳnh Thanh Phước bị tử vong. Hành vi trên của anh Phạm Minh Tiến đã đủ yếu tố cấu thành tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, tội phạm được quy định tại khoản 1, điều 202 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

    Căn cứ điều 162, 163 bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Long Thành đề nghị truy tố bị can có lý lịch và tội danh nêu trên ra trước pháp luật./.

     

     

    HuyenVuLS viết:

    Một thành viên Dân Luật thắc mắc như sau: Người đi bộ không chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… có bị xử phạt hay không?

    Trả lời:

    Căn cứ điều 9 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với từng mức phạt tương ứng.

    Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

    c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    Căn cứ điều 203 Bộ luật Hình sự 1999: Nếu người đi bộ sai luật mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm.

    Điều 203.Tội cản trở giao thông đường bộ

    1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

    b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

    c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

    d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

    đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

    e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

    g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

    h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến  hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #391767   12/07/2015

    lshoanghuynh
    lshoanghuynh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2015
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


     

    Trước hết xin chia buồn vs b vì muốn bảo vệ quyền lợi của người khác mà b rơi vào vòng lao lý.

    Về vấn đề 01: "lỗi bên nào nặng hơn, nếu lỗi của người bộ hành nặng hơn thì việc khởi tố em tội điều khiển xe máy “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, khoản 1, điều 202 Bộ luật hình sự là đúng hay sai ?" Cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định đây là lỗi hỗn hợp do cả 2 bên có thể là 50/50. Lỗi đến đâu thì xử lý trách nhiệm đến đó. B "vi phạm quy định..." thì xử lý b theo Điều 202 (hậu quả người đi bộ chết). Giả định ng đi bộ còn sống và hậu quả đến vs b là "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của b" thì ng đi bộ sẽ bị khởi tố theo điều 203. Nếu cả 2 người đều bị "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản" (cả 2 còn sống) thì khởi tố cả 2 người theo 2 điều như trên.

    Vấn đề 02 :"Vì người tử vong băng qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và không có điểm mở qua đường, trong khi trong người đã có men bia – rượu nên có thể bị kết tội theo mục H, khoản 1, điều 203 bộ luật hình sự “ tội cản trở giao thông đường bộ” gây hậu quả nghiêm trọng hay không ?"  thì như tôi đã phân tích ở trên, người đi bộ còn sống và " gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của b" thì sẽ bị khởi tố theo Điều 203.

    Vấn đề 03. "Nếu có phải bồi thường thiệt hại thì em phải bồi thường số tiền là bao nhiêu?". Bồi thường thiệt hại do xâm hại tính mạng người khác bao gồm các khoản sau theo quy định tại Điều 610 BLDS, NQ 03/2006.

    Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết (người nhà người đi bộ sẽ tính và có giấy tờ, hóa đơn để chứng minh).

    + Chi phí hợp lý cho việc mai táng; (giấy tờ chứng minh chi phí hoặc thực tế).
    + Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. (con cái của người chết chưa đủ 18 tuổi và những ng mà người chết phải cấp dưỡng ví dụ như cha mẹ già yếu không có khả năng lao động... khoản này phải phù hợp vs thu nhập và khả năng thực tế của bạn. 

    + Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #431501   21/07/2016

    sambui
    sambui

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn !

    Mình xin đưa ra ý kiến của cá nhân mình về câu hỏi này như sau :

     Thứ nhất :  Người đi bộ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo căn cứ vào điều 9, Nghị định 171/2013/ NĐ-CP : Nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính với từng mức phạt tương ứng

    Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    Thứ hai : Người đi bộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo căn cứ điều 203 bộ luật hình sự 1999 : Nếu người đi bộ mà đi sai luật mà gây thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe , tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nghiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm.

    Điều 203 : Tội cản trở giao thông đường bộ

    1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

    b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

    c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

    d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

    đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

    e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

     

    g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

    h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến  hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    Trên đây là ý kiến của mình về thắc mắc của bạn bạn có thể tham khảo thêm. 

    Trân trọng !!!

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #444056   20/12/2016

    johancong
    johancong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhất trí với 2 bạn là áp dụng BLHS 1999 hiện hành, đủ căn cứ để xử lý người đi bộ gây hậu quả nghiêm trọng về tội "Cản trở giao thông đường bộ" theo Điều 203 BLHS 1999. 

    Tuy nhiên, cần lưu ý là Điều 260 BLHS 2015 đã sửa đổi tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" thành "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Như vậy, chủ thể ở đây đã được mở rộng, từ "người điều khiển" như luật hiện hành sửa thành "người tham gia giao thông đường bộ", nghĩa là bất kỳ ai, kể cả người đi bộ, người điều khiển xe chuyên dùng... khi tham gia giao thông mà vi phạm quy định pháp luật và gây hậu quả theo Điều 260 đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

    "Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm...".

    Nhưng muốn áp dụng Điều 260 BLHS 2015 thì phải chờ Bộ luật có hiệu lực đã, mà theo tiến độ xây dựng Luật sửa đổi bổ sung BLHS 2015 như hiện nay thì chưa biết đến bao giờ mới thông qua được. Vì vậy, hiện nay vẫn áp dụng Điều 203 BLHS 1999.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463268   31/07/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Người đi bộ cũng nên bị xử phạt hành chính nếu vi phạm, vì thật sự có rất nhiều người đi bộ nhưng rất cẩu thả, qua đường không đúng nơi quy định, đi thì cúi gằm vào điện thoại chẳng để ý xung quanh, mà nếu có chuyện gì hay tai nạn xảy ra thì cứ quy lỗi vêg người đi phương tiện giao thông.

     
    Báo quản trị |  
  • #463282   31/07/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Nhiều người đi bộ đi rất là kì, cứ lao xuống đường mà đi trong khi vỉa hè thông thoáng, cầu đi bộ cách và bước chân, đến lúc xảy ra va chạm thì gào thét đổ lỗi, mà logic đi đường của mấy người này lạ lắm, cứ tai nạn thì mặc định lỗi thuộc về xe nào lớn hơn

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #463305   31/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Một thực tế hiện tại ở các Thành phố của nước mình là phần đường của người đi bộ và của những phương tiện giao thông khác thường là hòa chung vào làm một. Người đi bộ muốn qua đường thường cứ xông thẳng hoặc phi, không phân biệt tại vị trí nào, lúc nào mình mới được phép qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #463328   31/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Nói thật là muốn phạt cũng khó, vì người đi bộ có nhiều đoạn đường bắt buộc phải đi sai luật, bởi lề đường, vỉa hè đều bị chiếm dụng hết rồi, đâu còn chỗ để đi nữa đâu. Vậy nên muốn phạt người đi bộ thì cũng phải trả lại vỉa hè cho người đi bộ đã rồi khi ấy thì muốn phạt gì thì tính tiếp

     
    Báo quản trị |  
  • #467346   11/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Theo Điều 32, Luật Giao thông đường bộ 2008, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

    1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

    2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

    3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

    4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

    Bên cạnh đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng quy định lỗi của người đi bộ khi tham gia giao thông tại Điều 9 như sau:

    “Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

    3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc“.

    Việc người đi bộ vượt qua giải phân cách chịu mức xử phạt hành chính từ 60 đến 80.000 vnđ. Ngoài ra việc vượt qua giải phân cách rất nguy hiểm .Tại Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định rõ. Theo điều 585 BLDS về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi hội đủ bốn yếu tố sau: phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

     
    Báo quản trị |  
  • #496242   06/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Có nhiều trường hợp người đi bộ băng qua đường không đúng quy định gây ra tai nạn giao thông cho ôtô và xe máy do ôtô tránh người đi bộ gây tai nạn cho xe máy đi ở làn trong. Do đó, pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc giải quyết các vấn đề về tai nạn giao thông đã xem xét lỗi trên cơ sở tuân thủ các quy định về an toàn giao thông của tất cả mọi người tham gia giao thông (có cả người đi bộ).

     
    Báo quản trị |  
  • #497058   15/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ:

    Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

    Người đi bộ chỉ được qua đường những nơi có đèn tín hiệu, có vạch sơn kẻ đường, có cầu vượt, hầm danh cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

    Nếu trong trường hợp không đèn tín hiệu, có vạch sơn kẻ đường, có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ qua đường phải quan sát các xe đang đi tới. Người đi bộ chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường.

    Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào các phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, phải có người lớn dắt.

    Ở những đoạn đường không có vỉa hè, người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường thì không bị coi là vi phạm. Nhưng trong trường hợp này phải đi sát mép đường.

    Tuy nhiên với vấn đề này khi phát hiện người đi bộ vi phạm thì chủ yếu nhắc nhỡ là chính. Với những trường hợp làm ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây tai nạn giao thông thì mới suy xét xử phạt. 

     
    Báo quản trị |  
  • #590259   28/08/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Người đi bộ sai Luật sẽ bị xử lý hình sự

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, hy vọng nhờ bài viết của bạn mà mọi người sẽ có thêm thông tin về việc tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, tránh gây ảnh hưởng đến những người cùng điều khiển phương tiện tham gia giao thông khác.

     
    Báo quản trị |