Người bị tạm giam được hiểu là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Vậy đang trong quá trình bị tạm giam, tạm giữ thì người bị vi phạm có quyền tố cáo hành vi sai phạm hay không? được quy định như thế nào? mời các bạn tham khảo bài viết sau:
1. Người bị tạm giam, tạm giữ có các quyền sau:
Xem chi tiết tại đây;
2. Quyền tố cáo của người đang bị tam giam, tạm giữ?
Căn cứ Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2018 quy định như sau:
* Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền:
“h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;”
* Những hành vi bị nghiêm cấm:
“4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.”
=> Theo đó, trong quá trình bị tam giam, tạm giữa nếu phạm nhân bị xâm phạm đến quyền con người (bị đánh đập, hành hung, hay phát hiện sai phạm...) thì vẫn có quyền được tố cáo theo quy định. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa, cản trở người bị tam giam thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định.
3. Trình tự, thủ tục tố cáo của người bị tạm giam, tạm giữ
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm (Căn cứ Điều 39 Luật tố cáo 2018):
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;
c) Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;
e) Kết luận nội dung tố cáo;
g) Quyết định xử lý;
h) Tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo.
Thẩm quyền giải quyết: Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình (khoản 4 Điều 23 và Điều 29 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân)
Thời hạn giải quyết tố cáo: là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
Trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là kết luận cuối cùng.
Xem thêm:
>>> Thủ tục đăng ký bào chữa của Luật sư khi tham gia tố tụng
>>> Thế nào là tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật?
Cập nhật bởi Nguyenlin ngày 07/12/2019 05:00:24 CH