Theo khoản 1 điều 25 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật (Luật TC&QCKT) thì nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chủ yếu dựa vào Ngân sách nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc tiền thuế người dân được phục vụ cho quá trình xây dựng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 21 của Luật TC&QCKT lại quy định Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia. Đồng thời tại quyết định104/2009/QĐ-TTg đã trao quyền xuất bản tiêu chuẩn quốc gia cho Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Như vậy, mô hình chung tiêu chuẩn đã được thương mại hóa.
Đáng lẽ ra Tiêu chuẩn quốc gia do Ngân sách nhà nước xây dựng thì người dân được thụ hưởng một cách miễn phí. Nhưng ở đây muốn có được tiêu chuẩn quốc gia người dùng phải mua từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Liệu có hợp lý hay không?
Mặt khác, về nguyên tắc tiêu chuẩn được tự nguyện áp dụng nhưng có những trường hợp tiêu chuẩn trở thành tính bắt buộc thì người dân phải tuân theo (Điều 23 Luật TC&QCKT). Bởi vậy, tiêu chuẩn quốc gia giữ vai trò tương tự như văn bản Quy phạm pháp luật. Nên việc người dân sử dụng tiêu chuẩn phải mất phí thì sự vô lý càng tăng thêm.
Kết luận: Muốn xây dựng nên tiêu chuẩn quốc gia thì người dân phải bỏ tiền đóng thuế để làm nên nó, muốn sử dụng nó thì lại bỏ tiếp một khoản tiền để lấy cái mà mình tốn công xây dựng, còn kẻ khác chẳng làm gì mà lại thụ hưởng. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã bán một lượng lớn tiêu chuẩn trong thời gian qua vậy số tiền khổng lồ đó đã đi về đâu? Giờ ra sao?... Hiện tại vẫn chỉ là dấu hỏi lớn.
Cập nhật bởi TRUTH ngày 03/05/2013 11:16:33 CH