Người dân bắt tội phạm thế nào là hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #589311 03/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người dân bắt tội phạm thế nào là hợp pháp?

    Hiện nay, phòng chống tội phạm không còn là trách nhiệm của lực lượng chức năng mà ngay cả  người dân cũng có thể góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên không ít vụ việc người dân truy bắt người phạm tội dẫn đến vi phạm pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra, việc bắt tội phạm như thế nào thì được xem là hợp pháp?

    bat-nguoi-pham-toi-hop-phap

    02 trường hợp người dân được bắt tội phạm

    Theo quy định người dân được bắt người phạm tội trong 02 trường hợp sau:

    Trường hợp thứ nhất là bắt người phạm tội quả tang 

    Người dân bắt người phạm tội quả tang được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

    Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Như vậy, người nào phát hiện người phạm tội quả tang thì có quyền bắt và sau khi bắt được thì phải giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý không nên đánh hoặc nhốt người phạm tội.

    Trường hợp thứ hai là bắt người đang bị truy nã 

    Người dân có thể bắt người đang bị truy nã được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

    Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Như vậy, tương tự đối với phạm tội quả tang thì trong trường hợp nhận thấy người đang bị truy nã mà người dân phát hiện thì có quyền bắt và sau khi bắt được thì phải giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

    Người dân truy bắt tội phạm mà gây thiệt hại

    Căn cứ Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015 khi bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại được quy định như sau:

    Theo đó, người dân khi bắt giữ người phạm tội có thể sử dụng vũ lực cần thiết để ngăn chặn người phạm tội mà có gây thương tích thì được xem là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Trường hợp  người dân trong quá trình truy bắt người phạm tội có sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiết dẫn đến thương tật nặng hoặc gây chết người. đây được xem là hành vi vượt quá ngưỡng phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự

    Kết luận lại khi truy bắt người phạm tội thì người dân cần lưu ý việc bắt người phạm tội phải thuộc trong 02 trường hợp là người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, việc bắt người không có căn cứ được xem là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý để tránh các rủi ro không đáng có trong quá trình phòng chống tội phạm thì nên giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.

     
    1306 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận