Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính?

Chủ đề   RSS   
  • #602920 30/05/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính?

    Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Theo Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

    Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định được áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính.

    Hình thức bảo đảm cưỡng chế hành chính là: ban hành các quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bảo vệ; ra các quyết định hoặc trực tiếp thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý các vi phạm hành chính.

    1. Các trường hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    Theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp

    Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định sau:

    Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

    Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    2.Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

    Theo Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ,những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế      

    -Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

    -Trưởng đồn Công an, trưởng công an huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng cục an ninh kinh tế, Cục trưởng Cục anh ninh kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng cục cảnh sát phòng , chống tội phạm về môi trường,...

    -Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Biên phòng của khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh vùng cảnh sát biển, tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam.

    -Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chị cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông qua, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng đội điều tra hình sự; Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu,

    -Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;...

    Như vậy, trên đây là chức danh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế và ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó có thể hiểu, người có thẩm quyền cưỡng chế đã quy định trên đây có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình hoặc của cấp dưới.

     

     
    127 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận