Người chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có bị xử phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #540291 01/03/2020

    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Người chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có bị xử phạt không?

    Trường hợp này,  mang tính chất chung cho các loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    Hợp đồng là sự tự nguyện thỏa thuận và cam kết thực hiện giữa các bên. Vì vậy, trước hết bạn xem các điều khoản hợp đồng có thỏa thuận về trường hợp nếu một bên chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hay không, nếu có bạn sẽ tuân theo quy định của Hợp đồng thực hiện. Trường hợp Hợp đồng không quy định thì sẽ thực hiện theo quy định pháp luật. Như vậy,khi một trong các bên chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì theo quy định tại Điều 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện quyền dân sự của mình.

    Điều 9. Thực hiện quyền dân sự

    1. Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định tại Điều 3 và Điều 10 của Bộ luật này.

    2. Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Điều 10. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự

    1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

    2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

    Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

    Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

    1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

    2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

    3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

    4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

    5. Buộc bồi thường thiệt hại.

    6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

    7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

    Điều 12. Tự bảo vệ quyền dân sự

    Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    Điều 13. Bồi thường thiệt hại

    Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Điều 14. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

    1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

    Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

    Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

    2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.

     
    1466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574964   30/08/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Việc xử phạt hành chính chỉ thực hiện khi pháp luật có quy định việc xử phạt đối với hành vi này. Còn ở đây là thỏa thuận dân sự giữa các bên thì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận. Trong trường hợp nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng phạt vi phạm thì nếu vi phạm thì sẽ bị phạt vi phạm theo hợp đồng.

     
    Báo quản trị |