Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #453087 06/05/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    Hồi giờ mình cứ tưởng người già với người cao tuổi là một, nhưng mà hôm nay nghiên cứu các văn bản pháp luật thì quả thật không phải vậy các bạn ạ.

    Vì thế mà hôm nay mình muốn chia sẻ cho các bạn để không còn bị nhầm lẫn như mình trước giờ:

    Trong Bộ luật hình sự 1999 (mình nói đến Bộ luật hình sự 1999 vì hiện nay vẫn còn áp dụng) có nhắc đến các vấn đề như “người phạm tội là người già được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” hay “phạm tội với người già là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”…

    Nhưng đi tìm hiểu thì người già được nhắc đến trong Bộ luật hình sự 1999 được hiểu là người từ 70 tuổi trở lên (theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP)

    Đến khi Bộ luật hình sự 2015 được ban hành thì đã nới độ tuổi của người già là người từ đủ 75 tuổi trở lên.

    Trong khi đó, người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi 2009.

    Do vậy, nếu có ai đó nói với bạn người già là người cao tuổi thì không hoàn toàn đúng đâu nhé bạn:

     
    78174 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #564057   30/11/2020

    shin_butchi người già hiện nay vẫn là từ 70 tuổi nhé, bạn đưa khái niệm người già theo luật hình sự 2015 là 75 tuổi là không đúng. Hiện nay theo luật hình sự 2015 thì chỉ còn khái niệm người già yếu thôi nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatviettoancau vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2020)
  • #564136   30/11/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Như vậy, theo quy định này thì người từ đủ 60 tuổi trở lên ở nước ta thì được gọi là người cao tuổi. Người già phải từ đủ 75 tuổi. Chế độ đối với mỗi độ tuổi sẽ khác nhau, hiện nay người 80 tuổi mới được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng, người trên 90 tuổi đang hưởng bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi sẽ được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng trong đợt covid vừa rồi.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #564184   30/11/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin hữu ích bạn cung cấp đến cho mọi người trong cộng đồng dân luật.

    Thông qua bài viết của bạn mình đỡ mơ hồ hơn về 2 khái niệm này

    Chúc bạn có nhiều bài viết hay hơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579283   02/01/2022

    bnw2006
    bnw2006

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    "Do vậy, nếu có ai đó nói với bạn người già là người cao tuổi thì không hoàn toàn đúng đâu nhé bạn", tác giả sai rồi nhé, người già chắc chắn là người cao tuổi (X=70 và Y=60 thì Y

     
    Báo quản trị |  
  • #579284   02/01/2022

    bnw2006
    bnw2006

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    "Do vậy, nếu có ai đó nói với bạn người già là người cao tuổi thì không hoàn toàn đúng đâu nhé bạn", tác giả sai rồi nhé, người già chắc chắn là người cao tuổi (X>=70 và Y>=60 thì X thuộc Y). Chân trị phải là: Người già là người cao tuổi, nhưng người cao tuổi không chắc chắn là người già.

     
    Báo quản trị |  
  • #584040   16/05/2022

    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    Cảm ơn bạn vì bài viết cung cấp thông tin rất hữu ích. Vì thực tế ở ngoài đời, thì hai từ này khá đồng nghĩa với nhau nên hầu như mọi người không để ý và phân biết chúng trong quy định pháp luật. Nhờ có phân tích này, mọi người sẽ để ý hơn khi sử dụng từ ngữ trong pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #600868   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Luật Người cao tuổi lấy 60 năm làm mốc để giải quyết vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ quyền lợi của những người trên độ tuổi lao động. Về sinh học, người cao tuổi là người đang trong giai đoạn lão hóa mạnh, khi cơ bắp và trí tuệ ở mức thấp nhất. Vì vậy, pháp luật hình sự nên quy định người cao tuổi là người trên 70 tuổi để tăng cường bảo vệ chủ thể tội phạm hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

     
    Báo quản trị |