Người cao tuổi, người già yếu có được yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại nhà hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #601797 13/04/2023

    Bao116

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:13/04/2023
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Người cao tuổi, người già yếu có được yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại nhà hay không?

    Để tiết kiệm được thời gian và giải quyết các vấn đề bất khả kháng, pháp luật cho phép người cao tuổi, người già yếu mời công chứng viên đến tận nhà thay vì đến cơ quan công chứng.

    Địa điểm công chứng theo yêu cầu của người cao tuổi, người già yếu

    Theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:

    - Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    - Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

    Theo đó, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

    Tuy nhiên, trường hợp người yêu cầu công chứng là người cao tuổi, không thể đi lại được, không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì việc công chứng có thể được thực hiện tại nhà của người đó.

    cong-chung

    Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

    Theo Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

    - Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

    Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

    - Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

    Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

    - Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

    Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

    - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

    Thời hạn công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

    Theo Điều 43 Luật Công chứng 2014, thời hạn công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định như sau:

    - Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản không tính vào thời hạn công chứng.

    - Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

    Tóm lại, người cao tuổi, người già yếu không thể trực tiếp đi đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì có thể yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại nhà.

     
    1248 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận